100.000 Tấn Vải Thiều Bắc Giang Vẫn Sang Trung Quốc

Sở Công thương Bắc Giang vừa có báo cáo tổng kết tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2014. Kết quả khả quan chứ không khó như dư luận lo ngại hồi đầu vụ.
Cụ thể, theo Sở Công thương Bắc Giang, do công tác chuẩn bị tốt, sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của báo chí nên "năm 2014 được đánh giá là năm liên tiếp có sản lượng lớn, giá cao, tiêu thụ thuận lợi, đảm bảo người trồng có lãi, doanh thu lớn”.
Về thị trường tiêu thụ, vải tươi đã được tiêu thụ rộng khắp toàn quốc, trong đó các tỉnh phía Nam tiêu thụ tới 60.000 tấn trên tổng số 90.000 tấn tiêu thụ nội địa và vải ở phía Nam đã bán được với giá khá cao.
Về thị trường xuất khẩu, vải Bắc Giang đã bán được sang Trung Quốc, các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... (quả tươi và sấy khô); các nước châu Âu, Nhật Bản (vải thiều chế biến). Trong đó Trung Quốc xuất khẩu được nhiều nhất, gần 100.000 tấn (chiếm 52% tổng sản lượng toàn tỉnh).
Tình hình bán vải sang Trung Quốc cũng “tương đương so với các năm trước”. Tuy nhiên, theo Sở Công thương Bắc Giang, vải thiều chủ yếu vẫn xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.
Tại các cửa khẩu, vải thiều đã bán được giá 7.000-23.000 đồng/kg. Vào thời điểm cuối vụ, giá tăng cao hơn, dao động 14.000-24.000 đồng/kg.
Nhờ sản lượng cao, giá khá tốt nên giá trị sản xuất vải thiều toàn tỉnh năm 2014 đạt khoảng 2.368 tỷ đồng (112,7 triệu USD). Nếu tính tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ phụ trợ (ngân hàng, vận tải, thùng xốp, đá cây, khách sạn... ), tổng doanh thu từ vải thiều đạt khoảng 4.068 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

VFA hoạt động như một cơ quan quản lý ngành hàng dựa trên các biện pháp hành chính là chủ yếu. Điều này đôi lúc đã làm cho thị trường lúa gạo của nước ta bị bóp méo, cứng nhắc.

Hiện trên thị trường kinh doanh bò Úc có khoảng 14 - 15 công ty lớn, trong đó có khá nhiều các “đại gia” lừng lẫy một thời ở các lĩnh vực tài chính, tiêu dùng... Sự tham gia của họ đang được kỳ vọng sẽ thay đổi cơ cấu ngành nuôi và kinh doanh bò truyền thống.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhằm nâng cao năng xuất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp cho người nông dân, thời gian qua, địa phương này đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn. Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt và chăn nuôi cũng đang được các cấp, ngành và địa phương ở đây đặc biệt quan tâm.

Khi được vinh danh là thỏi son đắt nhất thế giới, thỏi son Christian Louboutin không còn là câu chuyện đẳng cấp thời trang. Cơn “sốt” của thỏi son này cho thấy giá trị thương hiệu đã khiến việc nâng giá trị sản phẩm là không giới hạn.

Gạo Việt Nam có chất lượng thấp hơn so với gạo Thái Lan và Campuchia do người nông dân Việt Nam sử dụng các giống canh tác ngắn ngày. Hai nước trên chủ yếu là gạo một vụ, chất lượng ngon, an toàn và giá cả cạnh tranh hơn.