Thống kê / Mô hình kinh tế

Thương binh làm giàu từ mô hình VAC

Ngày đăng: 30/07/2015

Năm 1978, ông Thắng xung phong lên Điện Biên theo chính sách đi xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Gia đình ông được phân về bản Chiềng Đông, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên (nay là đội 12A, thôn Thanh Hà, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên). Ông Thắng kể: Ngày mới lên, tuy nhiều khó khăn nhưng tôi luôn cố gắng tham gia công tác phong trào ở địa phương và đã có 4 năm làm thôn Đội trưởng. Do sức khỏe ngày một yếu đi, mỗi khi trái gió trở trời chân lại đau, việc đi lại rất khó khăn nên ông xin nghỉ về phụ giúp gia đình phát triển kinh tế. Xác định là trụ cột trong gia đình nhưng không thể làm được việc nặng ông lập kế hoạch và bàn với vợ con mua máy xay xát. Gia đình cũng phát triển kinh tế theo mô hình vườn – ao – chuồng (VAC).

 Trên diện tích 7.000m2, gia đình ông Thắng thuê người đào hệ thống 3 ao liền nhau và dành 2 ao nuôi cá thịt, 1 ao ương cá giống; trên bờ là hệ thống chuồng lợn và chuồng gà, vịt. Mỗi năm gia đình ông xuất ra thị trường 2 lứa cá, mỗi lứa 3 tấn, trừ chi phí thu về trên 80 triệu đồng. Gia đình cũng kết hợp nuôi 500 con vịt đẻ, 15 con lợn, trồng rau màu, với gần 1.000m2 mía và 4.000m2 ruộng. Vì gia đình neo người, ông phải thuê thêm người làm công việc đồng áng. Vào dịp thời vụ gieo trồng hay mùa thu hoạch, gia đình thuê đến cả chục người làm. Hiện nay, tổng thu nhập của gia đình ông Nguyễn Văn Thắng trên 120 triệu đồng/năm.

Nay đã vào cái tuổi thất thập cổ lai hy, ông Thắng giao lại cho con cháu; mong các con làm kinh tế giỏi, gia đình hạnh phúc.


Có thể bạn quan tâm