Yên Sơn Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Hiệu Quả
Trong những năm qua, huyện Yên Sơn đã tích cực triển khai việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Qua đó từng bước xây dựng những vùng chuyên canh tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng....
Thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa do UBND tỉnh chỉ đạo, huyện Yên Sơn đã xây dựng triển khai thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn toàn huyện. Từ những mô hình mẫu này để nhân rộng ra các xã, đến từng hộ dân. Qua triển khai cho thấy, người nông dân trong huyện đã nắm bắt nhanh, tích cực khi đưa những giống cây đạt hiệu quả kinh tế cao vào trồng.
Gia đình ông Nguyễn Văn Tính, ở thôn 11 xã Kim Phú có 1 sào đất vườn trồng các loại cây tạp, ông để ý trên ti vi thấy có loại cây chuối tiêu hồng được nông dân nhiều nơi trong nước trồng đạt hiệu quả nên đã mạnh dạn chuyển đổi, tìm mua giống về trồng. Đến nay, vườn chuối nhà ông Tính đã đem lại thu nhập quanh năm. Khác với gia đình ông Tính thì gia đình bà Lê Thị Lý ở thôn 1 xã Lăng Quán lại chuyển đổi hơn 1 sào đất 1 vụ sang trồng bí đao. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật vụ bí vừa rồi gia đình bà đạt năng suất trung bình 1,6 tấn/sào, thu nhập trung bình đạt 6 đến 7 triệu đồng/sào...
Mô hình trồng dưa lê, dưa chuột tại các thôn Bình Ca 1, Bình Ca 2, xã Tứ Quận các hộ đều có lãi. Chị Nguyễn Thị Mai, ở thôn Bình Ca 2 chia sẻ, có năm gia đình tôi trồng nhiều bí đao nhưng có năm lại trồng nhiều dưa bở. Những loại cây này thường không lo về tiêu thụ vì năm nào thương lái cũng đến tận ruộng thu mua. Nhờ đưa những loại cây có giá trị kinh tế vào trồng, gia đình chị Mai đã xây được nhà khang trang, nuôi con ăn học đầy đủ.
Tại xã Hoàng Khai, người nông dân đã tận dụng quỹ đất một cách có hiệu quả bằng cách trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như ớt xuất khẩu, khoai tây, đậu tương. Thực hiện Đề án xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao Hoàng Khai đã thực hiện được trên 190 ha giống mới. Từ mô hình Hoàng Khai, huyện đã mở rộng diện tích lúa chất lượng cao lên trên 2.640 ha tại 16 xã. Các giống lúa chất lượng cao như HT1, Dự, Bắc Thơm số 7, Tám thơm đem lại giá trị kinh tế cao hơn các giống lúa cũ từ 5,5- 6 triệu đồng/ha.
Mỗi hộ, mỗi xã căn cứ vào điều kiện cụ thể như đất đai, địa hình mà xác định những loại cây trồng phù hợp đang được coi là vấn đề cốt lõi tạo nên thắng lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện. Nếu ai đã từng đến vùng cây ăn quả nổi tiếng của huyện Yên Sơn ở các xã Phúc Ninh, Lực Hành, Xuân Vân, Quý Quân... mới cảm nhận hết được hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã đem lại. Sau mỗi vụ thu hoạch na, bưởi, hồng người dân của các xã này lại rầm rầm kéo nhau đi mua sắm các vật dụng cho gia đình, sửa sang nhà cửa. Các loại cây như na, bưởi, hồng đã thực sự trở thành “cứu cánh” giúp nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu hiệu quả.
Không chỉ được biết đến với nhiều vùng cây ăn quả nổi tiếng, huyện Yên Sơn còn là vùng trồng chè, mía với sản lượng lớn. Đây là 2 loại cây truyền thống nhưng không bị mất đi vị thế. Trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo đưa các giống mía mới, chè mới vào trồng thay thế những giống cũ năng suất thấp, quan tâm áp dụng các biện pháp chăm sóc theo đúng kỹ thuật. Kết quả, năng suất, sản lượng mía và chè ngày một tăng (năm 2005 năng suất mía đạt 57 tấn/ha, năng suất chè đạt 6,6 tấn/ ha thì năm 2010 mía đạt 65 tấn/ha chè đạt 7,89 tấn/ ha, năm 2011 vừa qua năng suất mía đạt 66,3 tấn/ ha, năng suất chè đạt 8,02 tấn/ha).
Mỗi hộ, mỗi xã căn cứ vào điều kiện cụ thể như đất đai, địa hình mà xác định những loại cây trồng phù hợp đang được coi là vấn đề cốt lõi tạo nên thắng lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện. Nếu ai đã từng đến vùng cây ăn quả nổi tiếng của huyện Yên Sơn ở các xã Phúc Ninh, Lực Hành, Xuân Vân, Quý Quân... mới cảm nhận hết được hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã đem lại.
Sau mỗi vụ thu hoạch na, bưởi, hồng người dân của các xã này lại rầm rầm kéo nhau đi mua sắm các vật dụng cho gia đình, sửa sang nhà cửa. Các loại cây như na, bưởi, hồng đã thực sự trở thành “cứu cánh” giúp nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu hiệu quả.
Không chỉ được biết đến với nhiều vùng cây ăn quả nổi tiếng, huyện Yên Sơn còn là vùng trồng chè, mía với sản lượng lớn. Đây là 2 loại cây truyền thống nhưng không bị mất đi vị thế. Trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo đưa các giống mía mới, chè mới vào trồng thay thế những giống cũ năng suất thấp, quan tâm áp dụng các biện pháp chăm sóc theo đúng kỹ thuật. Kết quả, năng suất, sản lượng mía và chè ngày một tăng (năm 2005 năng suất mía đạt 57 tấn/ha, năng suất chè đạt 6,6 tấn/ha thì năm 2010 mía đạt 65 tấn/ha, chè đạt 7,89 tấn/ha, năm 2011 vừa qua năng suất mía đạt 66,3 tấn/ha, năng suất chè đạt 8,02 tấn/ha).
Có thể bạn quan tâm
Theo điều tra của Chi cục BVTV, trong đợt phát động phòng trừ sâu bệnh từ ngày 1 đến 7-8, các địa phương đã tích cực chỉ đạo bà con nông dân ra đồng phun thuốc. Tính đến ngày 4-8, diện tích được phòng trừ đạt khoảng 60%.
Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.
Từ đầu tháng 8 đến nay, sâu cuốn lá bùng phát mạnh trên rất nhiều cánh đồng lúa ở Quảng Nam. Theo ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã có 1.200ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng và trổ bị sâu cuốn lá gây hại. Trong đó, khoảng 80ha bị thiệt hại nặng, nhất là các chân ruộng trên địa bàn huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn.