Xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc tăng mạnh
Tuy nhiên, so với nước đứng đầu xuất khẩu nông sản của khối ASEAN vào Trung Quốc là Thái Lan thì giá trị xuất khẩu của nước ta vẫn còn thấp.
7 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc cao hơn cùng kỳ gần 20%. Giá trị xuất khẩu rau quả trong vài năm gần đây sang Trung Quốc đã vượt mặt hàng gạo, mỗi năm luôn trên 1 tỷ USD.
Nhiều mặt hàng như trái vải, thanh long Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích và giá cao hơn cùng loại được trồng tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, do đa phần xuất theo đường tiểu ngạch nên tình trạng thương lái ép giá vẫn diễn ra khá thường xuyên. Đó là chưa kể hàng rào kiểm dịch nông sản cũng ngày càng chặt chẽ.
“Để làm được những vấn đề này, doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống phân phối một cách bài bản bắt đầu từ các khâu trong nước, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, đảm bảo chất lượng, xây dựng hệ thống phân phối tại chính thị trường nội địa Trung Quốc”, ông Bùi Huy Hoàng - Tham tán thương mại - thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc khuyến nghị.
Với các mặt hàng trái cây, thời gian tiêu thụ ngắn, nên thị trường Trung Quốc được xem là thuận lợi. Thực tế cho thấy, với hệ thống siêu thị Mỹ, Hàn Quốc, tại Bắc Kinh nông sản Việt vẫn chưa cạnh tranh lại so với Thái Lan và một số nước Nam Mỹ vốn có bề dày kinh nghiệm về quảng bá mang tầm quốc gia và ý thức của từng doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Có trong tay tấm bằng kỹ sư điện, nhưng anh Ngô Xuân Điền (phường Trà An, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) lại đam mê làm trang trại. Sau rất nhiều nỗ lực anh đã thành công với chuỗi trang trại nhỏ, với những sản phẩm “độc”, lạ như 32 loại nấm quý hiếm, đông trùng hạ thảo, gà đông tảo, dế…
Nhằm thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến sản xuất chè an toàn, nâng cao vị thế chè Việt Nam, mới đây Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ công nghệ với chủ đề “Các giải pháp sản xuất chè an toàn nâng cao giá trị gia tăng”.
Thời gian qua, bên cạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải thiện năng suất mía, nhiều nông hộ trồng mía ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) còn áp dụng kỹ thuật trồng mía lưu gốc, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích canh tác.