Giá / Tin nông nghiệp

Xuất khẩu gạo tăng trở lại

Xuất khẩu gạo tăng trở lại
Tác giả: Duy Minh
Ngày đăng: 10/12/2015

Thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy: Kết quả giao hàng từ ngày 1 -  16/11/2015 đạt 229.440 tấn, trị giá FOB 82,961 triệu USD, trị giá CIF 94,416 triệu USD.

Lũy kế XK từ ngày 1/1 - 16/11/2015 đạt 5,267 triệu tấn, trị giá FOB 2,163 tỷ USD, trị giá CIF 2,238 tỷ USD.

Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NN & PTNT) dự báo: Khối lượng gạo XK cả năm nay của Việt Nam có khả năng đạt 6,8 triệu tấn, cao hơn 800.000 tấn với số dự báo trước đây.

Tính chung 11 tháng qua, khối lượng gạo XK ước đạt 6,24 triệu tấn, kim ngạch  2,65 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Sự tăng tốc của hoạt động XK gạo trong những tháng cuối năm là do các doanh nghiệp bắt đầu thực hiện đơn hàng XK 450.000 tấn gạo sang  Philippines, Việt Nam thắng thầu xuất 1 triệu tấn gạo sang  Indonesia.

Khối lượng XK gạo từ giữa tháng 10 đến hết tháng 11 đã tăng gần gấp 2 so với những tháng trước đó.

Được biết, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng qua, chiếm 34,49% thị phần.

Các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là Malaysia (2,24%), hiện chiếm vị trí thứ ba về nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8,7% thị phần.

Sản lượng gạo XK tăng cũng đã khiến giá lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhích thêm từ 50 - 150 đồng/kg.

Cụ thể: Giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.450– 5.550 đ/kg, lúa dài khoảng 5.650 – 5.750 đ/kg.

Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm khoảng 7.050 – 7.150 đ/kg, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.950 – 7.050 đ/kg.

Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.050 – 8.150 đ/kg, gạo 15% tấm 7.850 – 7.950 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.600 – 7.700 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ NN & PTNT), khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống vụ thu đông 2015 được khoảng 860.000 ha/ 874.000 ha diện tích kế hoạch, thu hoạch được khoảng 600.000 ha với năng suất khoảng 5,1-5,2 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 3,09 triệu tấn lúa.

Vụ mùa 2015 tại đây cũng đã xuống giống  được khoảng 130.000 ha/190.000 ha diện tích kế hoạch; vụ đông xuân 2015-16 đã được khoảng 400.000 ha/1,560 triệu ha diện tích kế hoạch.

Ông Huỳnh Minh Huệ - Phó Chủ tịch VFA - cho biết: Các đơn hàng XK đã có từ nay cho đến hết quý I/2016, trong khi lượng hàng tồn kho không còn nhiều.

Do đó, để đảm bảo lượng lúa hàng hóa phục vụ XK tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016 các doanh nghiệp cần phải cân đối nguồn cung phục vụ đủ XK và tiêu thụ nội địa.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng qua, chiếm 34,49% thị phần.

Các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là Malaysia (2,24%), hiện chiếm vị trí thứ ba về nhập khẩu gạo của Việt Nam.

 


Có thể bạn quan tâm

Gạo Đồ Hướng Đi Mới Trong Xuất Khẩu Gạo Gạo Đồ Hướng Đi Mới Trong Xuất Khẩu Gạo

An Giang có 2 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gạo đồ (parboiling) là Công ty TNHH Khiêm Thanh và Công ty Cổ phần Toàn Cầu, có tổng công suất thiết kế 1.200 tấn/ngày. Không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ còn giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo hiện tại.

10/12/2015
Xuất Khẩu Gạo Tiêu Thụ Hết Lượng Gạo Trong Dân Với Giá Cao Xuất Khẩu Gạo Tiêu Thụ Hết Lượng Gạo Trong Dân Với Giá Cao

Không giống như vụ Hè-Thu hàng năm là vụ sản xuất và kinh doanh lúa gạo khó khăn nhất trong năm, vụ lúa Hè-Thu 2014 tại Đồng bằng sông Cửu Long đến nay gần như đã kết thúc, lúa thu hoạch tới đâu được doanh nghiệp và thương lái thu mua hết đến đó với giá cao so với mọi năm.

10/12/2015
Giá lúa gạo tăng nhờ trúng thầu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo Giá lúa gạo tăng nhờ trúng thầu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo

Thông tin từ Bộ NN-PTNT cho biết, sau khi Việt Nam trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo sang Philippines, giá lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long ngày 7-10 đã tăng 300 - 400 đồng/kg nên bà con nông dân phấn khởi.

10/12/2015