Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Chè Theo Hướng VietGAP
Hiện nay, huyện Ba Vì - Hà Nội đã hình thành được vùng sản xuất chè chuyên canh, tập trung ở các xã miền núi và đồi gò với tổng diện tích gần 2.000 ha. Mỗi năm, người trồng chè Ba Vì đưa ra thị trường trên 14.000 tấn chè búp tươi, trong đó, sản lượng chè xuất khẩu ra các thị trường như Nga, Nhật, Trung Quốc, Anh... chiếm 50-60%.
Nhằm đảm bảo chất lượng chè, các hộ trồng chè đã được hướng dẫn làm quen với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp đối với chè búp tươi, từ khâu lựa chọn địa điểm trồng, lựa chọn giống và gốc ghép, quản lý đất trồng, giá thể, quản lý sử dụng hóa chất và chất thải cho đến cách thu hoạch, bảo quản, vận chuyển đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, người trồng chè còn được hướng dẫn thực hiện cách ghi chép nhật ký sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... tạo điều kiện cho việc chứng nhận sản phẩm đủ tiêu chuẩn VietGAP.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều năm đứng trên đất lúa ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)... cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
Từ đầu tháng 4 đến nay, giá tôm nguyên liệu ở tỉnh Cà Mau tăng mạnh. Tôm loại 1 cỡ 20 con/kg tăng từ 230.000 đồng/kg lên 250.000 đồng/kg. Tôm nguyên liệu loại 25 – 30 con/kg giá từ 180.000 đồng lên 220.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết, mô hình cánh đồng mía mẫu áp dụng cơ giới hóa được triển khai trong niên vụ mía 2013-2014 trên 40ha tại các xã Ea Ly (Sông Hinh) 10ha, Ea Chà Rang (Sơn Hòa) 10ha và Xuân Quang 1 (Đồng Xuân) 20ha.