Xây Dựng Mô Hình Khắc Phục Hiện Tượng Sượng Trái Sầu Riêng
Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre đã tổ chức Hội đồng Khoa học nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”, do Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm (công tác tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách) làm chủ nhiệm.
Dự án được thực hiện trong 24 tháng, có 72 hộ tham gia, với tổng diện tích 27,5ha, tại 8 ấp của xã Sơn Định.
Kết quả, Dự án đã đạt các mục tiêu đề ra, đã tổ chức cho 2 cán bộ và 4 tổ trưởng tham gia đào tạo về kỹ thuật và các giải pháp khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng tại Trường Đại học Cần Thơ.
Bên cạnh đó, Ban chủ nhiệm còn phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các hộ thực hiện mô hình và các hộ trồng sầu riêng lân cận. Qua đó, nông dân yên tâm sản xuất, năng suất, phẩm chất trái luôn ổn định đạt bình quân 2-2,5 tấn/ha, tình trạng sượng trái giảm đáng kể.
Cụ thể, vườn của ông Huỳnh Văn Ngợi, trước đây tỷ lệ sượng trái trên 50%, sau khi tham gia Dự án và thực hiện đúng qui trình kỹ thuật theo hướng dẫn, tỷ lệ sượng trái giảm còn dưới 3%.
Dự án đã được Hội đồng nghiệm thu và xếp loại khá.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày gần đây, thời tiết nắng gắt, oi nồng, gây cảm giác khó chịu nhưng với người dân vùng biển xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình thì cái nắng này còn mang vị mặn chát của nước mắt.
Những năm gần đây, phong trào nuôi ba ba thịt, ba ba giống đã đem lại nguồn thu nhập khá ổn định và cải thiện được cuộc sống gia đình của nhiều hộ dân, trong đó có người dân ở xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Con dông (hay kỳ nhông) là một loại bò sát thường sống trong môi trường tự nhiên cũng như đang được nuôi tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và đã trở thành món ăn đặc sản được nhiều thực khách ưa chuộng. Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thực ở thôn Nam Hà, xã Nam Hà, huyện Lâm Hà mạnh dạn đưa dông về miền đất đỏ cao nguyên để nuôi thử nghiệm và đã có kết quả.