Xây Dựng Mô Hình Canh Tác Lúa Tiết Kiệm Nước Tại Hà Nội

Ngày 26/6, Bộ NN&PTNT phê duyệt đề cương thực hiện xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước năm 2013.
Mô hình được thực hiện lồng ghép với cánh đồng mẫu lớn tại 2 vùng là huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đại diện cho khu vực Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Sóc Trăng đại diện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Mỗi vùng sẽ xây dựng 3 mô hình, trong đó Bộ NN&PTNT giao cho Trường Đại học Thủy lợi tập huấn cán bộ kỹ thuật, người dân tham gia mô hình canh tác lúa giảm phát thải nhà kính. Đồng thời theo dõi các quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa, năng suất, chỉ tiêu sinh thái của cây trồng, chi phí đầu tư sản xuất... Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 1,5 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của xã Hương Sơn và của huyện Quang Bình trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thì yếu tố con giống và kỹ thuật nuôi đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng

Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái. Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.

Những năm qua, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa. Trong đó, cây chanh là một trong những loại cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.