Xả Trộm Nước Thải Nuôi Trồng Thủy Sản Có Thể Bị Phạt 200 Triệu Đồng
Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể bị phạt tiền từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng nếu có hành vi xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày, đêm trở lên mà không có giấy phép theo quy định của pháp luật; phạt tiền 25 - 50 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày, đêm...
Hành vi xả nước thải nuôi trồng thủy sản với lưu lượng nước thải từ 30.000 m3/ngày, đêm đến dưới 50.000 m3/ngày, đêm không có giấy phép theo quy định có thể bị phạt 200 triệu đồng...
Có thể bạn quan tâm
Mới đây nhất, đầu tháng 6, tại An Giang - vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long- các nhà quản lý, nhà khoa học đưa ra một khuyến cáo rất... lạ: Chuyển đổi trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô, nông dân sẽ hưởng lợi gấp 3 lần!
Từ một hộ nghèo nhất xã, nhờ nuôi ba ba, đến nay gia đình ông Nguyễn Tất Đạt (thôn Đồi Cao I, xã Yên Bình, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Từ nhiều năm nay, điệp khúc “được mùa mất giá” trong nông nghiệp liên tiếp tái diễn khiến nông dân “hụt hơi” trên mảnh đất của mình. Tháng 5, tháng 6 hàng năm là cao điểm mùa thu hoạch các loại trái cây của các nhà vườn như chôm chôm, thanh long, sầu riêng, mít, măng cụt…