Xã Có Trên 500 Hộ Nuôi Cá Lóc

Ông Nguyễn Văn Kiệt, Chủ tịch UBND xã Giục Tượng, huyện Châu Thành (Kiên Giang), cho biết: Hiện nay toàn xã có hơn 500 hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc theo nhiều dạng như: 2 lúa 1 cá, hoặc nuôi trong mùng lưới và trong ao đem lại hiệu quả bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm.
Cá lóc nuôi từ 2 - 3 vụ/năm, sản lượng cá trong xã xuất bán ra thị trường từ 1.700-2.000 tấn/năm. Giá bán hiện nay dao động từ 38.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg so với tháng trước.
Ông Nguyễn Văn Cưng ở ấp Tân Phước, cho biết: Gia đình đang thả nuôi cá lóc trong mùng lưới trên 20.000 con, do nhà gần khu vực biển nên tận dụng nguồn thức ăn phụ phẩm từ cá biển để làm mồi cho cá. Nuôi cá lóc trong vòng 4 tháng cá đạt trọng lượng từ 350 - 500 gram/con, sau khi trừ chi phí lãi gần 40 triệu đồng/vụ.
Có thể bạn quan tâm

Do ảnh hưởng mưa trái mùa trên diện rộng, làm hơn ngàn hecta lúa hè thu 2013 vừa gieo sạ bị ngập úng nhiều ngày. Hiện nay, ở các địa phương có diện tích lúa bị hư hại, nông dân đồng loạt cấy dặm, dẫn đến “sốt” công.

Thời gian gần đây, nông dân tỉnh Hậu Giang và các tỉnh lân cận đổ xô tìm mua cá rô đầu vuông để nuôi. Giống cá này mới được phát hiện cách đây hơn một năm, có kích thước lớn gấp nhiều lần so với cá rô đồng bình thường.

Bảo hiểm trên tôm nuôi đang là giải pháp giúp người nuôi tôm công nghiệp (NTCN) giảm bớt gánh nặng rủi ro khi tôm bị thiệt hại. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều hộ dân vẫn chưa được nhận tiền chi trả để tái sản xuất sau hơn 2 tháng tôm nuôi bị thiệt hại và được xác minh.