Giá / Mô hình kinh tế

"Vương Quốc Ổi" Bình Lộc

Tác giả: 
Ngày đăng: 05/03/2012

Anh Phan Văn Tám (45 tuổi), trú tại tổ 2, ấp Cây Da, xã Bình Lộc cho hay, tiền thân của loại ổi nầy là ổi xá lị được nhiều người ưa chuộng bởi trái to, hạt nhỏ, vỏ mỏng có vị ngọt chua thanh, giòn thơm. Được ngành nông nghiệp hướng dẫn, chúng tôi SX ổi bằng một quy trình sạch, từ khâu chiết cành, trồng tưới, bón phân đến cách xử lý sâu bệnh, đặc biệt là không dùng chất kích thích. 
Từ khi ổi bằng trái chanh đã được bọc kín bằng bao nilon để tránh sâu bọ và ruồi vàng phá hoại, Ngoài ra trong bọc còn được lót một lớp giấy báo để trái không bị rám nắng. Nhờ thế mà trái ổi đến mùa thu hoạch chín tự nhiên, vừa to (trung bình từ 0,5- 1kg) vừa đẹp mà ăn rất giòn, ngon. 
"Tôi đã trồng ổi được 5 năm với diện tích 2 ha với 2.000 cây, thu hoạch trái quanh năm. Cứ mỗi tháng hái khoảng 2- 3 lần, mỗi lần từ 0,8- 2 tấn ổi. Loại ổi này, nếu được chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh tốt, 1 ha có thể cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng một năm", anh Tám nói. 
Lần đầu tiên trái ổi Bình Lộc vinh dự có mặt tại lễ hội trái cây Nam bộ (2010) tổ chức tại TP HCM và Festival Hoa Đà Lạt 2012, được người tiêu dùng đánh giá cao bởi chất lượng sản phẩm ngon, rẻ, an toàn. Thương hiệu ổi Bình Lộc đã được biết đến rộng rãi ở các tỉnh thành lớn như: TP HCM, Biên Hòa, Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội. 
Anh Tám chia sẻ: Thời điểm nhân giống ổi tốt nhất vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 4 đến tháng 5. Chọn những cành khỏe độ lớn bằng ngón tay út hoặc bằng ngón trỏ, dùng dao nhỏ khoanh vỏ thân một đoạn khoảng từ 2- 3 cm. Sau đó lột phần vỏ đi và lấy đất mùn trộn với một ít phân chuồng đã được ủ hoai (xử lý) bó xung quanh phần đã lột vỏ đường kính khoảng 4- 5cm, dùng bịt nilon bao lại giữ độ ẩm cho đất để kích thích cho cành ra rễ. Khoảng 1 tháng sau thấy rễ từ màu trắng chuyển sang màu vàng nâu là tiến hành cắt cành đem giâm ở nơi có bóng mát khoảng 1- 2 tháng rồi mang ra trồng. 
Thời điểm trồng tốt nhất vào khoảng cuối mùa mưa. Đào lỗ có đường kính khoảng 30- 40 cm, độ sâu khoảng 25- 30 cm, bón lót một ít phân lân hoặc phân chuồng đã được xử lý, sau đó lấp nhẹ đất lại và tưới nước giữ độ ẩm cho cây phát triển; khoảng cách cây cách cây 2,5 m, hàng cách hàng 3 m. 
Thời gian bón phân khoảng 1 tháng/lần, lượng phân bón trung bình cho mỗi cây đã cho thu hoạch chính thức khoảng 300 gram. Phân bón cho cây ổi tốt nhất nên dùng NPK có tỷ lệ lân và kali cao hoặc phân bón lá Tanovi-TH,  nếu có điều kiện bón bổ sung thêm phân chuồng đã được xử lý càng tốt. 
Để cho ổi ra quả thường xuyên mà cây vẫn tăng trưởng ổn định, khi tỉa cành và bấm đọt phải quan sát thật kỹ, loại bỏ cành mật độ quá dày, tạo sự thông thoáng cho cây hấp thụ ánh sáng trong quá trình trao đổi chất. Việc bấm chồi cần quan sát lựa những chồi từ màu xanh chuyển sang màu nâu (già) thì bấm, không nên bấm những chồi còn màu xanh. Mục đích bấm chồi để kích thích ra hoa đậu trái.

Khi sử dụng thuốc BVTV trên cây ổi cần thực hiện đúng liều lượng quy định, không lạm dụng thuốc, chấm dứt sử dụng thuốc trước khi thu hoạch tối thiểu 15 ngày để đảm bảo VSATTP, sức khỏe người tiêu dùng. 
Vì vậy  cần phải bấm chồi hàng tuần để tạo sự khoảng cách về mật độ ra hoa và đậu trái theo từng đợt, giữ cho cây phát triển ổn định và có trái thu hoạch thường xuyên, không gián đoạn. Thời gian cây ổi bắt đầu ra hoa đậu trái được khoảng 2 tuần, trái bằng trái chanh (đường kính 2 cm) dùng bọc nilon bao trái lại, nhằm tránh ruồi đục trái và các loại sâu bệnh khác. 
Ổi thường bị một số sâu bệnh như sau: Ruồi đục trái (Dacus dosarlis): Thường xuyên xuất hiện vào mùa mưa làm cho trái ổi có đốm đen (ghẻ). Biện pháp phòng trị: Dùng Methyl Eugenol, Vizubon và các loại thuốc đặc trị khác. 
Các loại rầy mềm, rệp sáp, phấn trắng thường bám trên chồi non mặt dưới của lá chích hút nhựa làm cây chậm phát triển có thể dùng một số loại thuốc như: Trebom 10EC; Admaire 50 EC... 
Sâu đục trái, sâu đục cành, bọ xít  hại trái, sâu ăn lá và ăn trái làm rụng trái, chích hút nhựa và đục cành làm chết và gãy cành nên phun thuốc phòng ngừa như Cymbus 5 EC; Dragoannong 700 EC...


Có thể bạn quan tâm

Vườn Ươm Cây Giống Đoàn Kết Đạt Hiệu Quả Vườn Ươm Cây Giống Đoàn Kết Đạt Hiệu Quả

Cuối năm 2010, anh Hồ Văn Hương đầu tư 1,5 tỷ đồng thành lập vườn ươm Đoàn Kết ở thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải.

05/03/2012
Ninh Phước Tập Trung Chăm Sóc Lúa Hè - Thu Ninh Phước Tập Trung Chăm Sóc Lúa Hè - Thu

Là “vựa lúa” của cả tỉnh, huyện Ninh Phước luôn là địa phương dẫn đầu cả về diện tích và năng suất, sản lượng. Vụ hè – thu năm nay, toàn huyện xuống giống 4.325 ha, tăng 5% so với kế hoạch.

05/03/2012
Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi, Nâng Cao Thu Nhập Cho Người Dân Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi, Nâng Cao Thu Nhập Cho Người Dân

Bắc phong là xã trọng điểm về cây lúa của huyện Thuận Bắc, với diện tích trên 500 ha. Để đạt được tiêu chí về thu nhập trong chương trình xa6y dựng nông thôn mới, xã đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích nông dân liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng giá trị trên đơn vị diện tích.

05/03/2012