Vụ “Rửa” Cá Tầm Trung Quốc Không Có Bằng Chứng
Một chủ trang trại nuôi cá tầm "tố" có DN nhập lậu cá tầm Trung Quốc về nuôi thả một thời gian ngắn để “rửa” thành cá tầm Việt Nam. Song Bộ NN-PTNT sau khi kiểm tra đã cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này.
Sáng 26-6, trả lời Báo Người Lao Động về kết quả kiểm tra tình trạng “rửa” cá tầm Trung Quốc nhập lậu tại một doanh nghiệp nuôi cá tầm tại huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), cho biết cơ quan này đã vào cuộc và đi kiểm tra. Tuy nhiên, ông Điền khẳng định thông tin này là không được chuẩn xác, đến nay không có bằng chứng nào cho thấy có tình trạng “rửa” cá tầm Trung Quốc tại Lai Châu.
Cũng theo ông Điền, vì không phát hiện ra bằng chứng nên cơ quan quản lý nhà nước không thể tiến hành xử lý đối với doanh nghiệp bị tố cáo. “Chúng tôi vẫn đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an để tiếp tục điều tra, xác minh xem thực sự có tình trạng đó hay không” - ông Điền nói.
Được biết trước đó, vào đầu tháng 6-2013, ông Trần Yên, chủ một trang trại nuôi cá tầm tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường đã có thư gửi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát để tố cáo hành vi “rửa” cá tầm Trung Quốc của một doanh nghiệp nuôi cá tầm tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường.
Theo tố cáo, doanh nghiệp này đã nhập lậu giống cá tầm và cá tầm thương phẩm từ Trung Quốc rồi về nuôi thả một thời gian ngắn để “rửa” thành cá tầm Việt Nam (Báo Người Lao Động đã có bài Thương lái Trung Quốc: Lộ rõ ý đồ phá hoại).
Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản đề nghị Cục An ninh nông nghiệp, nông thôn (thuộc Tổng cục An ninh nội địa - Bộ Công an) vào cuộc điều tra về vụ việc này.
Có thể bạn quan tâm
Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) vừa ra mắt và đưa ra thị trường gạo Jasmine GLOBAL G.A.P (ảnh) được sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn tỉnh An Giang và chế biến, đóng gói tại nhà máy chi nhánh Satra Đồng Tháp, sản xuất theo quy trình sạch tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu), do Tổ chức TUV SUD Management Service GmbH (Đức) chứng nhận.
Thời gian qua, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã có nhiều giải pháp thiết thực nhằm giúp người trồng mía giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập để họ gắn bó lâu dài với cây mía, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định. Trong đó, việc đầu tư, hỗ trợ mía giống cho năng suất và chất lượng cao trước niên vụ mới được bà con đồng tình hưởng ứng.
Sau 3 năm thực hiện mô hình trồng thanh long ruột đỏ với diện tích 2 ha theo hướng VietGAP tại xã Bông Trang (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) cho thấy trồng loại cây này đem lại lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên, do chưa tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, cho nên bà con không nên nóng vội mở rộng diện tích trồng giống cây này.