Vụ Giống Lúa BC15 Giả Không Liên Quan Đến Hiện Tượng Lúa Lép Tại Các Tỉnh

Sau khi Công an Hà Nội bắt giữ vụ giống lúa BC15 của Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (TSC) bị làm giả, lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) và đại diện doanh nghiệp khẳng định, việc giống giả không liên quan đến lúa BC15 lép ở một số tỉnh.
Lãnh đạo TSC cho rằng, loại lúa BC15 giả phát hiện thời gian qua hoàn toàn không liên quan đến hiện tượng lúa BC15 lép ở Nghệ An, Thanh Hóa. Lúa giả có thể năng suất thấp, không nảy mầm; còn lúa BC15 lép ở các tỉnh nói trên là hàng thật, nhưng trà lúa vừa rồi do gặp thời tiết bất lợi, nên bị lép.
Trước đó, Công an Hà Nội đã kiểm tra, thu giữ gần 1 tấn thóc giống BC15 nghi giả ở 3 địa điểm của Bắc Giang và Hà Nội, trên bao bì có ghi "Công ty cổ phần Giống cây trồng nông nghiệp Thái Bình", địa chỉ xã Đông Hoàng (Đông Hưng, Thái Bình).
Trong khi đó, giống lúa BC15 "xịn" là của Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình - TSC, địa chỉ ở 36 phố Quang Trung, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Có thể bạn quan tâm

Bắt đầu từ xã Thới Thạnh (Bến Tre), năm 2008, Dự án Heifer đầu tư cho địa phương 40 con bò (trị giá ban đầu mỗi con hơn 10 triệu đồng, trọng lượng khoảng 180 kg) dành cho những hộ nghèo, cận nghèo, hộ chí thú làm ăn và có đất chăn nuôi (đất làm chuồng, trồng cỏ, có người chăn).

Mặc dù Bắc Kạn chưa phải là vùng kinh tế trọng điểm như các tỉnh bạn nhưng so với những ngày đầu tái lập (năm 1997) với điểm xuất phát cực thấp thì thấy rằng sau 16 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã khá rõ nét. Giờ đây Bắc Kạn đã có vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng trồng cây lương thực, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc…

Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.