Giá / Tin thủy sản

Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản

Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản
Tác giả: Phương Ngọc
Ngày đăng: 10/09/2020

Trong 6 tháng đầu năm 2020, cơ cấu thị trường cung cấp tôm cho Nhật Bản có thay đổi khi tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ tăng, trong khi tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường lớn khác giảm.

Tháng 6/2020, nhập khẩu tôm của Nhật Bản đã có dấu hiệu cải thiện khi lượng nhập khẩu giảm thấp hơn mức giảm các tháng đầu năm 2020. Theo thống kê của cơ quan hải quan Nhật Bản, tháng 6/2020 nhập khẩu tôm của Nhật Bản đạt 15,9 nghìn tấn, trị giá 17,79 tỷ Yên (tương đương 168,55 triệu USD), giảm 3,4% về lượng và 12,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu tôm của Nhật Bản đạt 93,7 nghìn tấn, trị giá 107,6 tỷ Yên (tương đương 1,02 tỷ USD), giảm 5,2% về lượng và 10,11% về trị giá.

Giá nhập khẩu trung bình tôm vào Nhật Bản tháng 6/2020 đạt 1.115 Yên/kg (tương đương 10,6 USD/kg), giảm 113 Yên/ kg so cùng kỳ năm 2019, đây cũng là mức giá nhập khẩu thấp nhất kể từ đầu năm 2020.

Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, đạt 24,56 nghìn tấn, trị giá 29,33 tỷ Yên (tương đương 277,8 triệu USD), giảm 1% về lượng và 2,7% về trị giá so cùng kỳ năm 2019. Mặc dù giảm, nhưng thị phần tôm Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản 6 tháng đầu năm 2020 vẫn tăng 1,1% so cùng kỳ do mức giảm nhập khẩu của Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức giảm nhập khẩu chung.

Đáng chú ý, Nhật Bản có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu tôm từ Ấn Độ. Trong 6 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu tôm từ Ấn Độ của Nhật Bản tăng 11,8% về lượng và 3,9% về trị giá so cùng kỳ năm 2019. Nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Ấn Độ tăng khi giá nhập khẩu từ thị trường này ở mức cạnh tranh nhất. Tháng 6/2020, giá nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ thị trường Ấn Độ trung bình ở mức 881,8 Yên/kg (tương đương 8,35 USD/kg), thấp hơn đáng kể so với mức giá trung bình nhập khẩu từ các thị trường Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc Nhật Bản dỡ bỏ lệnh kiểm tra đối với tôm sú Ấn Độ sau khi các lô hàng tôm từ nước này không phát hiện thấy dư lượng thuốc kháng sinh tổng hợp Furazolidone kể từ tháng 5/2020 cũng là yếu tố hỗ trợ tôm Ấn Độ vào thị trường Nhật Bản.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá hồi Atlantic - Bền vững nhờ protein cá thủy phân Nuôi cá hồi Atlantic - Bền vững nhờ protein cá thủy phân

Protein cá thủy phân từ cá tuyết xanh sản xuất tại Ireland đang được coi là nguồn protein mới, giá trị dinh dưỡng cao và bền vững vì có khả năng thay thế

10/09/2020
Xu hướng bền vững trong nuôi trồng thủy sản tại châu Á - Phần 1 Xu hướng bền vững trong nuôi trồng thủy sản tại châu Á - Phần 1

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đang là một trong những lựa chọn mang tính thực tế duy nhất cho việc đáp ứng nhu cầu thủy sản trên toàn cầu

10/09/2020
Xu hướng bền vững trong nuôi trồng thủy sản tại châu Á - Phần 2 Xu hướng bền vững trong nuôi trồng thủy sản tại châu Á - Phần 2

Quản lý nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại cấp độ khu vực (hoặc vùng) là một yêu cầu cơ bản đối với sự phát triển bền vững trong tương lai.

10/09/2020