Việt Nam Tiếp Tục Được Phép Xuất Khẩu Mật Ong Sang EU

EU đã công nhận bản kế hoạch quản lý dư lượng các chất trong mật ong xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), ngày 31/7/2013, Tổng vụ Nông nghiệp của Ủy ban châu Âu (EC) đã có thông báo về việc công nhận bản kế hoạch quản lý dư lượng các chất trong mật ong xuất khẩu của Việt Nam.
Bản kế hoạch này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam gửi tới EC vào ngày 22/3/2013 cùng với kết quả của việc giám sát các chất dư lượng trong mật ong trong năm 2012.
Đại diện của Tổng vụ Nông nghiệp EC cho biết, các chuyên gia của cơ quan này đã tiến hành đánh giá, phân tích về kết quả, kế hoạch do phía Việt Nam gửi đến và kết luận rằng những báo cáo này là chính xác, phù hợp với các tiêu chí mà EC đề ra nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Do vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục được nằm trong danh sách các nước được phép xuất khẩu mật ong tươi vào thị trường các nước Liên minh châu Âu (EU) được ban hành kèm theo quyết định sửa đổi quyết định số 2011/163/EU của EU.
Việc mật ong Việt Nam tiếp tục được phép xuất khẩu sang EU sẽ góp phần củng cố và mở rộng thị trường, tăng cường uy tín của hàng nông nghiệp Việt Nam trên thị trường EU nói riêng và thế giới nói chung do các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của EU rất chặt chẽ.
Trong những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu khoảng 30.000 tấn/năm, với giá dao động ở mức 2.400 USD/tấn.
Có thể bạn quan tâm

Sau thất bại của cy tiu, một số hộ dn ở x Thanh Ph (TX. Bình Long) đ chuyển đổi sang chăn nuôi để phát triển kinh tế. Với đặc điểm đất ít, nhiều hộ nuôi heo công nghiệp hiện đại đ từng bước hoàn chỉnh mô hình khp kín để tận thu nguồn lợi từ chăn nuôi. Cũng từ đó, mô hình chăn nuôi theo nhóm ra đời.

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.