Giá / Tin nông nghiệp

Ủ chua các loại cây họ đậu

Ủ chua các loại cây họ đậu
Tác giả: Ths. Nguyễn Thị Liễu Kiều - Khuyến nông TPHCM, 14/07/2015
Ngày đăng: 11/06/2018

Ủ chua là kỹ thuật bảo quản thức ăn thô xanh nhờ quá trình lên men yếm khí, những phần cứng của thân cây bị mềm ra và làm cho nó trở nên dễ dàng đồng hóa. Thức ăn ủ chua được sử dụng cho gia súc nhai lại, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn.

(1) Chuẩn bị hố ủ:

 - Địa điểm đặt hoặc xây hố ủ phải chọn nơi cao ráo, cạnh chuồng nuôi để tiện sử dụng.

- Tốt nhất là xây hố ủ bằng gạch, có trát xi măng. Tùy theo vùng và mức nước bề mặt, có thể xây hố chìm, chìm một nửa hoặc nổi hoàn toàn trên mặt đất. Số lượng hố và kích thước các chiều tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, khối lượng thức ăn có sẳn, quy mô đàn gia súc. Trong điều kiện chăn nuôi gia súc nhai lại, nông hộ nên xây một hoặc nhiều hố ủ với thể tích 1,5m3 (1m x 1m x 1,5m). 

Ngoài ra, có thể ủ chua thức ăn bằng các dạng sau:

+ Đào một hố sâu trong lòng đất, đắp bờ xung quanh miệng hố để tránh nước mưa tràn vào. Cần chọn chổ cao ráo, dễ thoát nước, đào ở chổ đất quánh, mịn, không nên đào hố chổ đất cát pha, chổ trũng để tránh nước bên ngoài ngấm vào hố. Dùng các tấm chất dẻo rãi quanh thành hố và cao lên trên miệng hố để có thể gấp đóng kín lại sau khi đã chất đầy và nén chặt thức ăn.

+ Dùng túi chất dẻo để chất thức ăn xanh sau khi đã băm thái vào. Nên chọn loại túi màu sẫm, có độ dày trên 0,2mm. Ưu điểm của túi chất dẻo là có thể buộc kín dễ dàng. Tuy nhiên, túi chất dẻo có nhược điểm là khó nén chặt thức ăn và túi có thể bị chọc thủng.

+ Dùng thùng phi để ủ chua thức ăn (nên dùng loại có dung tích 200 lít). Trường hợp ủ chua trong thùng phi cần lưu ý phơi thức ăn hơi khô hơn một chút (độ ẩm dưới 65%) để tránh lượng dịch lớn sinh ra trong quá trình lên men và tích tụ dưới đáy thùng, làm thối hỏng lớp thức ăn bên dưới.

(2) Cách tiến hành ủ:

- Băm thái thân lá cây họ đậu như: đậu phộng, đậu nành thành những đoạn nhỏ 2 – 4cm. Việc băm thái tiến hành ngay sau khi thu hoạch và làm càng nhanh càng tốt (tối đa trong 3 ngày).

- Bổ sung thêm một số chất theo tỷ lệ cứ 100kg thân lá đậu phộng, đậu nành băm nhỏ + 7 kg bột bắp hoặc bột mì hoặc cám gạo + 0,5 kg muối ăn.

- Một hố ủ 1,5m3 có thể ủ được 800 – 900 kg thân lá đậu phộng, đậu nành. Đổ lần lượt từng lớp thân lá đậu phộng, đậu nành vào hố, mỗi lớp dày 15 – 20cm. Cứ sau mỗi lớp lại rắc phần bột bắp (hoặc cám, bột mì) và muối ăn vào và giậm nén thật chặt. Làm như vậy cho đến khi đầy hố và đóng hố lại (phủ rơm hoặc lá chuối khô rồi lấp đất lên trên). Công việc chất vào hố ủ tiến hành trong cùng một ngày.

- Sau khi ủ 2 tháng thì sử dụng cho gia súc ăn và có thể sử dụng tốt trong 4 – 5 tháng nếu sau mỗi lần lấy ra che đậy hố cẩn thận. Có thể sử dụng thức ăn ủ chua để thay thế một phần cỏ tươi. Lượng thay thế khoảng 15 – 20kg (đối với trâu bò); đối với bò sữa nên cho ăn sau khi vắt sữa để tránh cho sữa có mùi cỏ ủ.      


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Phú Xuyên kiếm 7 triệu mỗi ngày từ măng tây Nông dân Phú Xuyên kiếm 7 triệu mỗi ngày từ măng tây

Măng tây là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao nhiều chất xơ, Asparagine, đạm Homocystein... có tác dụng lợi tiểu, chữa táo bón, chống lão hóa

11/06/2018
Nuôi vịt, cá sinh thái trên sông Giăng thu trăm triệu mỗi năm Nuôi vịt, cá sinh thái trên sông Giăng thu trăm triệu mỗi năm

Trên sông Giăng ở Con Cuông, một số bà con đã tận dụng nguồn nước phát triển các mô hình kinh tế kết hợp du lịch sinh thái, tăng thu nhập.

11/06/2018
6 phụ gia giúp heo và gia cầm giảm stress nhiệt trong mùa nắng nóng 6 phụ gia giúp heo và gia cầm giảm stress nhiệt trong mùa nắng nóng

Khi nói đến stress nhiệt, điều quan trọng là phải xem xét không chỉ các biện pháp điều chỉnh quản lý vật nuôi và cơ sở vật chất, mà còn điều chỉnh công thức

11/06/2018