Giá / Tin thủy sản

Tuy Phong (Bình Thuận) phấn đấu trở thành vùng sản xuất giống thủy sản

Tuy Phong (Bình Thuận) phấn đấu trở thành vùng sản xuất giống thủy sản
Tác giả: Quang Nhân
Ngày đăng: 12/08/2016

Tổng diện tích của dự án này với 900.580 m2, đã được bàn giao cho chủ đầu tư là Ban quản lý dự án thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đây là dự án trọng điểm của huyện và là đòn bẩy để phát triển kinh tế vùng cho địa phương còn nhiều khó khăn như Tuy Phong.

Tuy nhiên, nếu như những phần đất nằm trong dự án thuộc UBND xã quản lý, đất do Ban quản lý rừng phòng hộ Tuy Phong được triển khai thuận lợi, thì phần diện tích 363.930,4 m2 do hộ dân quản lý vẫn còn những vướng mắc, chưa có sự ủng hộ của người dân có đất nằm trong quy hoạch. Đáng kể nhất là 5 hộ dân với 36 mộ (30 mộ đất và 6 mộ xây).

Trong đó, trường hợp hộ ông Trương Văn Thương và 4 hộ dân thuộc diện kiểm kê bắt buộc sau khi phê duyệt nhưng những hộ này không chấp nhận bồi thường và đăng ký di dời. Đảng ủy và UBND xã Chí Công đã vận động nhiều lần nhưng vẫn chưa có kết quả. Cá biệt có hộ ông Lê Thắng (22 mộ đất) lại nằm trong tuyến thi công quan trọng, đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ dự án.

Riêng những hộ có đất nằm trong dự án này, còn tồn tại 19 hộ chưa nhận bồi thường, hỗ trợ giao đất với tổng số tiền 9.277.255.345 đồng (201.120,8 m2). Trong đó có 10 hộ đang khiếu nại đến UBND tỉnh, Sở Tài nguyên - Môi trường và UBND huyện Tuy Phong cũng đang chờ kết quả để tiếp tục giải quyết. Đối những hộ buộc phải cưỡng chế như hộ Nguyễn Hữu Chinh Nhân và Nguyễn Hữu Thanh, hiện 2 hộ này rơi vào trường hợp bổ sung giá đất cụ thể theo Công văn 3354 của UBND tỉnh.

Theo UBND huyện Tuy Phong, trong thời gian đến để không ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, địa phương sẽ tiếp tục phối hợp vận động các hộ dân nhận bồi thường hỗ trợ di dời. Đồng thời, rà soát củng cố hồ sơ cưỡng chế các hộ dân vì đã vận động nhiều lần để tránh ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Không chỉ có dự án khu sản xuất giống, Tuy Phong còn đang cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc rà soát 100ha phát triển tôm giống trên địa bàn huyện để thực hiện quy hoạch phát triển nuôi tôm thương phẩm, sản xuất giống tôm nước lợ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, UBND huyện Tuy Phong cũng kêu gọi và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao để sản xuất tôm giống đạt chất lượng cao, giữ vững thương hiệu tôm giống Tuy Phong đã đươc hình thành và xây dựng bao lâu nay. Với những bước đi như thế, hy vọng Tuy Phong sẽ sớm trở thành vùng sản xuất giống trong tương lai.


Có thể bạn quan tâm

Lợi nhuận 17 triệu đồng/đợt từ mô hình sản xuất lươn giống bán nhân tạo Lợi nhuận 17 triệu đồng/đợt từ mô hình sản xuất lươn giống bán nhân tạo

Sáng ngày 4-8, tại UBND xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, Chi cục Thủy sản phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình “Nuôi thương phẩm lươn đồng bằng con giống nhân tạo”, thuộc dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng (giai đoạn 2014-2016)”, có hơn 50 người dân và cán bộ ở các huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh tham gia.

12/08/2016
Làm sạch thị trường thuốc thú y thủy sản Làm sạch thị trường thuốc thú y thủy sản

Việc phát hiện hơn 800 sản phẩm thuốc, hóa chất thủy sản bị cấp chứng nhận trái luật vừa qua thực tế chỉ là phần nổi của một hiện tượng đã tồn tại rất lâu trong ngành thủy sản hiện nay. Đó là việc quản lý thị trường này dường như đã không theo kịp diễn biến.

12/08/2016
Lo lắng nguồn nước nuôi tôm bị ô nhiễm Lo lắng nguồn nước nuôi tôm bị ô nhiễm

Vùng ven biển Nghệ An có nhiều lợi thế phát triển nuôi tôm hàng hóa. Tuy nhiên do phát triển 'nóng' nên nguồn nước vùng nuôi bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt ở TX Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu khi sử dụng nguồn nước sông Mai Giang nuôi tôm.

12/08/2016