Từng Bước Chấn Chỉnh Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Ở Đồng Tháp

Chiều ngày 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc chấn chỉnh quy hoạch vùng nuôi cá tra.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, đến nay toàn tỉnh có 1.437,49 ha diện tích nuôi cá tra, trong đó có 225,90 ha diện tích nuôi ngoài quy hoạch. Nguyên nhân của diện tích nuôi cá tra ngoài vùng quy hoạch là do phần lớn diện tích này đã được người dân thả nuôi từ trước năm 2009 nhưng không nằm trong vùng quy hoạch nuôi cá tra của tỉnh. Mặt khác, tại các địa phương việc quản lý vùng nuôi chưa chặt chẽ, thiếu cương quyết trong xử lý vi phạm dẫn đến việc người dân tự ý nuôi cá ngày càng nhiều trong khi chưa đảm bảo hệ thống xử lý chất thải ra môi trường, tình trạng này tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình, với trên 200 ha.
Để từng bước chấn chỉnh lại diện tích vùng nuôi cá tra, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan chỉ đạo Sở NN&PTNT làm việc với từng doanh nghiệp, tổ chức khảo sát vùng nuôi, tìm hiểu vấn đề xử lý môi trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh và báo cáo về UBND tỉnh để có giải pháp hiệu quả trong quản lý vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm

Những hạn chế trong công tác kiểm soát tôm giống, liên kết trong sản xuất… là chuyện không mới trong nuôi trồng thủy sản. Tại hội thảo đánh giá nuôi trồng thủy sản năm 2009- 2011 vừa được Sở NN&PTNT tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng áp dụng những tiêu chuẩn an toàn, bền vững trong nuôi tôm sẽ tháo gỡ được những hạn chế trên.

Cùng tham khảo mô hình trồng mận An Phước năng suất cao lại vừa sạch.

Sáng 22.4, có mặt tại 3 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng từ 1 đến 2 tháng tuổi, với tổng diện tích 2,1 ha của ông Huỳnh Văn Nắm (46 tuổi, ở thôn Huỳnh Giảng Bắc, xã Phước Hòa, Tuy Phước - Bình Định) thuốc trừ sâu vẫn còn bốc mùi, tôm chết trắng cả 3 hồ.