Tự Nhân Giống Lúa Để Sản Xuất

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.
Hơn 20 bằng khen của bộ, ngành NNPTNT; các viện, trường và UBND tỉnh cho hàng loạt nghiên cứu khảo nghiệm giống lúa của tổ nhân giống lúa ấp Láng Giài (thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) trong 13 năm qua là sự ghi nhận những nỗ lực lớn của nông dân trong ấp.
Thành tích này phải kể đến vai trò chủ đạo của ông Phạm Văn Lạc (76 tuổi, thường gọi là ông Tám Lạc)- chủ nhiệm tổ nhân giống lúa (TNG) của ấp. Ông Tám Lạc là người đã kiến tạo mô hình TNG này, mà nếu được nhân rộng sẽ giúp nhà nông có khả năng tự lực giống lúa tốt cho sản xuất, trong bất cứ mùa vụ nào.
Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.
Hàng năm, qua TNG, nông dân trong ấp tự sản xuất hơn 100 tấn giống cung cấp cho gần 1.000ha gieo trồng. Song song đó, mỗi năm, tổ còn đứng ra ký hợp đồng với Viện Nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác ĐBSCL (thuộc Trường Đại học Cần Thơ) và Trung tâm Giống tỉnh, tiến hành khảo nghiệm giống cho các cơ quan nghiên cứu này.
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Cúc (Đại học Cần Thơ) cho biết, mấy niên vụ qua, TNG ấp Láng Giài đã khảo nghiệm 28 tổ hợp lai cho Trung tâm Giống tỉnh, cộng dồn đã có 107 tổ hợp lai cho cả viện, trường, trung tâm. “Đặc biệt, từ năm 2009, TNG đã chọn tạo ra 3 giống mới (BL 17, BL29 và BL 46), có nhiều đặc tính rất tốt, như ngon cơm, kháng bệnh đạo ôn,… và đã lập thủ tục xin cấp chứng nhận giống quốc gia” - Ths Cúc nói.
Kỹ sư Phan Minh Quang - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu nhấn mạnh: “Giống luôn là yếu tố tiên quyết trong sản xuất. Tự lực về giống sẽ chủ động sản xuất trong mọi thời vụ. Chính vì thế mô hình TNG ấp Láng Giài đang được sở khuyến khích nhân rộng mô hình”.
Có thể bạn quan tâm

Là loại cây dễ trồng, rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao, cây táo được nông dân ở Ninh Thuận chọn trồng rộng khắp, thay thế cho nhiều loại cây trồng kém hiệu quả trước đây. Với diện tích trồng gần 1.000 ha, cây táo đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp, sự chung tay liên minh sản xuất, đến nay nghề trồng táo ở Ninh Thuận đã phát triển theo hướng bền vững, nhiều hộ thành triệu phú nhờ trồng táo.

Ông Phạm Phó, ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), rời quê hương Mộ Đức, Quảng Ngãi vào sinh sống ở Châu Đức từ năm 1959. Năm nay, ông Phó đã 82 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và say mê lao động. Ngoài việc trồng tiêu và các loại cây trái trong vườn, gần đây ông Phó còn thử nghiệm thành công mô hình nuôi nhím.

Nhờ mạnh dạn liên kết làm ăn theo mô hình Câu lạc bộ (CLB) mà thời gian qua, nông dân thôn An Tỉnh, xã Đức Thắng (Mộ Đức, Quảng Ngãi) không chỉ "né" được những rủi ro, nâng cao chỉ số lợi nhuận mà còn tạo sức lan tỏa trong phong trào phát triển chăn nuôi ở địa phương.