Từ A-Z khi bón phân trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Theo quan niệm mới, nông nghiệp sạch hữu cơ không phải là nông nghiệp dùng toàn phân chuồng, phân hữu cơ, không được dùng phân bón bón hóa học mà là công nghệ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cân đối của cây trồng, không để lại dư lượng độc hại trong nông sản.
Với sản xuất nông sản hữu cơ bằng nông nghiệp công nghệ cao thì phân lân Văn Điển hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu. Ảnh I.T
Sử dụng phân bón từ khoáng thiên nhiên
Phân lân Văn Điển được sản xuất bằng công nghệ nhiệt nung - phân giải quặng apatit và các loại khoáng như xà vân, sa thạch mang các chất trung vi lương tự nhiên ở nhiệt độ cao 1.450 – 1.500 độ C, biến chất lân và khoáng từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu, rễ cây tiết ra axit, hòa tan dinh dưỡng tạo điều kiện hấp thụ.
Vì vậy, lân Văn Điển về bản chất là các loại khoáng thiên nhiên, không phải phân bón hóa học mà là loại phân khoáng đa chất: Ngoài chất dinh dưỡng chính là lân (P2O5) chiếm 15 - 17%, còn có các chất magiê 15%, vôi (CaO) 30%; silic (SiO2) 24% và các chất vi lượng: Bo, Mn, Cu, Co, Zn, Fe... Tổng dinh dưỡng có trong phân lân Văn Điển là > 95%.
Phân lân Văn Điển có tính kiềm (pH: 8 - 8,5), loại phân này không độc hại, không tan trong nước mà tan hết trong dịch chua của rễ cây, nên khi bón vào đất không bị rửa trôi, cung cấp lân và các chất dinh dưỡng trung vi lượng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ.
Đặc biệt, lân Văn Điển là loại phân “nhả chậm” rất thích hợp để chăm sóc cây cảnh và đặc biệt thích hợp với các vườn ươm, gieo hạt, không làm cho rau và hoa bị sốc dinh dưỡng. Phân lân Văn Điển thích hợp cho nhiều vùng đất chua, lầy thụt, chiêm trũng, đất đỏ bazan, đất xám, đất đồi núi dốc... Bón lân Văn Điển có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất tươi xốp, không làm đất chai cứng như các loại phân hóa học khác.
Với sản xuất nông sản hữu cơ bằng nông nghiệp công nghệ cao, phân lân Văn Điển hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu: Cung cấp lân dễ tiêu theo nhu cầu của cây rau, hoa màu theo từng thời kỳ, cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu của cây. Rau và hoa được bón lân Văn Điểu phối hợp với đạm, kali theo những tỷ lệ thích hợp đối với từng loại rau, hoa không những mang lại năng suất cao, chất lượng nông sản tốt mà còn làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét và chống đổ, giảm thiểu dùng thuốc trừ sâu bảo vệ môi trường sinh thái.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển
Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất trên 64 loại phân đa yếu tố NPK chuyên dùng. Đối với rau, hoa sản xuất bằng công nghệ nông nghiệp hữu cơ sạch, xin giới thiệu một số chủng loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển như sau:
+ Phân đa yếu tố NPK 5.10.3.1 (N=5%, P2O5 = 10%, K2O = 3%, MgO = 8%, CaO = 16%, SiO2 = 15%, S = 1% và các chất vi lượng như Co, Mo, Zn, Cu... Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 58%.
+ Phân đa yếu tố NPK 10.10.5.1 (N = 10%, P2O5 = 10%, K2O = 5%, MgO = 8%, CaO = 16%, SiO2 = 15%, S = 1% và các chất vi lượng như Co, Mo, Zn, Cu... Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 65%. NPK Văn Điển ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S). Còn chứa các chất vi lượng Fe, Bo, Zn... rất cần thiết cho cây trồng đặc biệt các loại rau, hoa.
Khuyến cáo sử dụng:
Mức bón: Lân Văn Điển cho rau, hoa màu, các loại nông sản hữu cơ sản xuất công nghệ cao: Liều lượng bón phụ thuộc vào nhu cầu từng loại cây, loại đất trồng, các cây rau, cây hoa màu, bón bình quân 400-600kg/ha.
Cách bón: Tốt nhất là bón lót sâu cùng với phân hữu cơ rồi vùi phân, sau đó mới trồng cây con hay tra hạt giống. Các thời kỳ bón thúc dùng phân đạm + phân kali theo liều lượng từng loại cây trồng.
Tất cả những cây trồng đã được bón đầy đủ phân lân Văn Điển hoặc phân đa yếu tố NPK Văn Điển thì không phải bón thêm phân trung lượng, vi lượng.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, anh Bùi Văn Thảo đã xây dựng thành công mô hình nuôi dê theo chuỗi giá trị đạt hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm thu 200 triệu
Vụ hè thu 2017, Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên - Huế triển khai mô hình “Ứng dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để xử lý rơm rạ sau thu hoạch”
Quyết tâm chuyển đất khô cằn thành tiềm năng lợi thế, chỉ sau 5 năm chị Quyên đã có được trang trại vườn - ao - chuồng (VAC) cho thu nhập 7 - 10 tỷ đồng/năm