Giá / Mô hình kinh tế

Trung Quốc Sử Dụng Cát Biển Trồng Lạc

Trung Quốc Sử Dụng Cát Biển Trồng Lạc
Tác giả: 
Ngày đăng: 15/03/2012

Khu vực Đại Sơn là một đảo lớn nằm trong quần đảo Chu Sơn, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.  Người nông dân tại đây đã bắt đầu gieo trồng lạc từ hàng trăm năm nay. Cát trên những cánh đồng trồng lạc này chính là cát được chở từ các bãi biển tới.

Anh Lý Quốc Căn, Trạm Xúc tiến kỹ thuật nông nghiệp huyện Đại Sơn, Triết Giang cho biết: “Mỗi năm chúng tôi đều chở một phần cát ở bãi biển về đây. Đầu tiên là đào một lỗ, sau đó gieo hạt xuống và lấp cát lên.”

Đất tại khu vực này chủ yếu là đất cát, tuy nhiên, thay vì chở thêm đất về, những người nông dân tại đây lại cho thêm cát vào đất trồng trọt. Theo các kỹ sư nông nghiệp của Trung Quốc, cát biển rất thông thoáng khí. Thêm vào đó, cát biển còn chứa một số chất vi lượng như phốt pho, kali, giúp cây lạc phát triển tốt.

Giống lạc mà nông dân ở huyện Đại Sơn trồng có tên gọi là Bạch Sa số 6. Giống lạc này thường được trồng tại khu vực đất cát, đặc điểm nổi bật của nó là một củ thường có hai hạt. Hình dáng bên ngoài nhỏ, ngắn, nhưng lớp vỏ bên ngoài lại có màu trắng. Lạc Bạch Sa có hạt to, hình dáng tròn, hương vị thơm ngon, hơi mặn do được trồng trên ruộng có phủ cát biển.

Tại đây, người nông dân sau khi thu hoạch lạc sẽ tiến hành rửa sạch, sau đó tẩm ướp theo phương pháp truyền thống rồi luộc chín, cuối cùng là phơi khô. Cũng bởi cách trồng và chế biến lạc theo phương thức đặc biệt, mà người nông dân trồng lạc tại đây đã tạo ra một thương hiệu lạc riêng, đó là Lạc cát biển.

Ông Trương An Phương, HTX Sản xuất lạc huyện Đại Sơn nói về cách chế biến lạc của HTX do ông chủ nhiệm: ““ Lạc sau khi thu hoạch còn tươi, còn lưu giữ được nước và hương thơm. Chúng tôi sẽ rửa sạch, tẩm ướp gia vị, sau đó là luộc lên, như thế hạt lạc sẽ được ngấm hương liệu, và ngon hơn.”

Phương pháp gia công lạc tươi như thế này tưởng chừng rất đơn giản, nhưng lại mang đến cho hạt lạc tại đây hương vị đặc biệt. Sau khi gia công hạt lạc cũng được bán với giá cao hơn. Thông thường trên thị trường mỗi kg được bán với giá 27 – 36 nhân dân tệ. Hiện nay loại lạc này được tiêu thụ ở khá nhiều nơi, và nguồn cung luôn không đáp ứng đủ nhu cầu.

Để phát triển ngành sản xuất lạc huyện Đại Sơn còn cho thành lập hợp tác xã, kết hợp cơ sở sản xuất và các hộ nông dân tạo thành một chuỗi sản xuất chuyên nghiệp. Lạc sau khi thu hoạch được gia công và tiêu thụ đi nhiều nơi trên toàn Trung Quốc, mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Để Chặn Đà Tụt Hậu Nghề Khai Thác Thủy Sản Hải Phòng Để Chặn Đà Tụt Hậu Nghề Khai Thác Thủy Sản Hải Phòng

Ngư dân không bám biển thì không có cá, tôm không có sinh kế. Đặc trưng sinh kế này buộc ngư dân phải gắn bó rất chặt chẽ với biển. Muốn ra được biển trong bối cảnh phức tạp hiện nay họ cần được đầu tư hỗ trợ. Nhà nước và thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân; tuy nhiên, vì nhiều lý do, các chính sách này chưa đến được ngư dân. Không được tiếp sức kịp thời, hiệu quả khi đang ở giai đoạn khó khăn nhất, ngư dân ngày càng đuối sức, khai thác thủy sản Hải Phòng vì thế ngày càng tụt hậu.

15/03/2012
Ngăn Chặn Tình Trạng Bơm Nước Vào Gia Súc Ngăn Chặn Tình Trạng Bơm Nước Vào Gia Súc

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt gia súc bị bơm nước.

15/03/2012
Phát Triển Mô Hình Trồng Cây Dược Liệu Hướng Đi Mới Của Người Dân Hải Lộc (Nam Định) Phát Triển Mô Hình Trồng Cây Dược Liệu Hướng Đi Mới Của Người Dân Hải Lộc (Nam Định)

Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…

15/03/2012