Giá / Mô hình kinh tế

Trồng Rong Nho Biển

Trồng Rong Nho Biển
Tác giả: 
Ngày đăng: 02/06/2012

Rong nho biển đang là một loại sản phẩm mới ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Tại Khánh Hòa, ngoài Viện hải dương học Nha Trang, Công ty TNHH Trí Tín cũng đã trồng thử nghiệm 200 g giống được mang đến từ Okinawa (Nhật Bản) từ tháng 10/2005. Đồng thời với quá trình nhân giống, Công ty TNHH Trí Tín đã tiến hành trồng thử nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có sáng kiến trồng rong nho theo phương pháp trồng kê sàn có lưới che. Từ tháng 10/2006 đến nay, công ty đã nhân rộng thành công phương pháp trồng này tại vùng biển Hòn Khói (Ninh Hải, Ninh Hòa).

Phương pháp này đã tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ tiền (tre, gỗ tạp, lồ ô…) và nguồn năng lượng sẵn có ở địa phương (nước biển và năng lượng mặt trời). Chi phí thấp, cách trồng đơn giản, hiệu quả rất cao: rong sau khi trồng từ 15 - 20 ngày là thu hoạch được với chất lượng sản phẩm cao hơn nhiều so với trồng tại Nhật Bản. Trồng tại Nha Trang, chùm quả to và dài từ 10 - 20 cm), tại Nhật chùm quả từ 3 - 5 cm. Năng suất đạt 30 tấn/ha/năm (gấp 2 lần so với Nhật Bản và Philippines).

Phương pháp trồng kê sàn có lưới che gồm có 8 công đoạn:

Công đoạn 1:

- Chọn địa điểm nuôi ở vùng biển sạch, nguồn nước không bị nhiễm bẩn.

- Làm vệ sinh đìa (ao) nuôi cho sạch.

- Đóng các sàn bằng gỗ tạp (tre, lồ ô...) hoặc kê bằng gạch, đá cách đáy khoảng 0,5 m.

Công đoạn 2:

- Lấy nước biển vào đìa (ao) nuôi qua cống có lọc bằng lưới để ngăn các tạp chất hữu cơ.

- Nước lấy vào đìa (ao) nuôi có độ sâu từ 1 - 1,2 m.

Công đoạn 3:

- Nạp chất dinh dưỡng (đất bùn đáy biển) vào các khay nhựa có kích thước khoảng 30 x 50 x 5 cm.

- Cấy giống rong trồng vào các khay nhựa và giữ chặt để rong không bị tróc và trôi khi đưa xuống nước.

Công đoạn 4:

- Đặt các khay nhựa (đã được cấy giống) lên trên bề mặt các sàn bằng gỗ hoặc kê bằng gạch, đá trong long đìa (ao) nuôi.

Công đoạn 5:

- Bên trên mặt nước (nơi trồng rong) che bằng lưới để chủ động điều tiết lượng ánh sáng và nhiệt độ của nước trong đìa nuôi cho phù hợp với yêu cầu sống và phát triển của rong.

- Chú ý cách che sao cho thuận tiện: cần che khi trời quá nắng và cần dỡ khi trời tối.

Công đoạn 6:

Dùng guồng đập để tạo cho nước trong đìa (ao) di chuyển nhẹ (không bị tù đọng). Đồng thời, cung cấp thêm oxy cho nước để rong phát triển tốt.

Công đoạn 7:

Sau 15 - 20 ngày trồng thì tiến hành thu hoạch. Bê từng khay lên bơ,â thu hoạch xong thì đặt trả lại vị trí cũ, để rong tiếp tục phát triển.

Công đoạn 8:

Sản phẩm thu hoạch (chùm trái) được đưa vào công đoạn xử lý và chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Chất lượng sản phẩm rong nho của Công ty TNHH Trí Tín trồng theo phương pháp này đã được đối tác Nhật Bản thừa nhận. Từ đó, bên đối tác đã hỗ trợ cho công ty áp dụng thành công cả công đoạn chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh. Các sản phẩm rong nho tươi (dùng ngay, thời gian bảo quản 3 - 5 ngày), rong nho muối nước (thời gian bảo quản 2 - 3 tháng) và rong nho muối khô (bảo quản 2 - 3 tháng) rất được thị trường Nhật Bản ưa chuộng. 

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Lạc Giống Mới Thâm Canh Năng Suất Cao Ở Quảng Ngãi Mô Hình Trồng Lạc Giống Mới Thâm Canh Năng Suất Cao Ở Quảng Ngãi

Vụ đông xuân 2011 - 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã xây dựng mô hình trồng lạc giống mới L14 thâm canh năng suất cao. Mô hình được thực hiện với quy mô 3 ha tại xứ đồng Tre, thôn Thọ Tây, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh), với 35 hộ nông dân tham gia.

02/06/2012
Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Tại Xã Vùng Cao Đồng Văn Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Tại Xã Vùng Cao Đồng Văn

Từ một hộ nghèo ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bằng sự chăm chỉ và mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mô hình nuôi dê và lợn rừng của gia đình anh nông dân Lương Văn Say đã đem lại hiệu quả kinh tế cao

02/06/2012
Nông Dân Nam Đông Làm Giàu Nông Dân Nam Đông Làm Giàu

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.

02/06/2012