Trồng Ớt Trúng Mùa, Trúng Giá

Hiện nay, nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đang thu hoạch ớt. Sản lượng ớt năm nay tăng cao nên nhiều nông dân rất vui mừng, phấn khởi.
Anh Nguyễn Văn Lành, ngụ xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp trồng 2 công ớt (2000m2) cho biết: “Thấy nhiều người trồng ớt đều cho lãi cao nên năm nay tôi quyết định trồng theo. Mùa ớt năm nay người trồng ớt đều phấn khởi vì giá ớt tăng gắp đôi so với giá năm rồi, giá ớt hiện nay từ 22.000 – 24.000đồng/kg (năm 2009 giá ớt là 11.000 – 12.000 đồng/kg), trừ những chi phí tôi còn lãi 49 triệu đồng”. Còn chú Phạm Minh Trung, cũng ở xã Tân Bình nói: “Tôi trồng 1,5 công ớt chỉ thiên “Hai mũi tên đỏ”, bình quân một ngày hái khỏang 200kg, tính đến cuối vụ tôi thu vào được 2 tấn/công, sau khi trừ các chi phí tôi còn lãi khỏang 30 triệu đồng…”.
Được biết, hầu hết người dân nơi đây đều chọn giống ớt “Hai mũi tên đỏ”, vì giống này khá dễ trồng mà năng suất lại cao hơn những loại ớt khác. Chỉ 3 tháng trồng là bắt đầu thu hoạch. Ớt cho trái từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ một tháng rưỡi đến 2 tháng và 3 – 4 ngày là hái một lần. Thu hoạch xong đợt đầu, người trồng vun hàng bón phân khoảng một tháng rưỡi là thu hoạch đợt hai. Ngoài ra, nếu trồng đúng kỹ thuật cây ớt phát triển tốt và cho trái từ 4- 5 tháng.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi trong nước liên tục phải đối mặt với khó khăn do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá sản phẩm chăn nuôi xuống thấp, người nông dân bị thua lỗ. Bởi vậy, mặc dù Cục Chăn nuôi khẳng định hiện tình hình chăn nuôi đã đi vào ổn định nhưng không ít người vẫn băn khoăn, chưa thể lạc quan về sản xuất từ nay đến cuối năm.

Anh Lại Trường Vũ (SN 1978) - chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xuất thân trong gia đình nông dân. Gia đình anh canh tác hơn 6 công vườn. Do chi phí đầu tư hệ thống tưới tiêu khá lớn, đặc biệt là béc phun, có loại phải tốn hơn 4 triệu đồng cho một công vườn, từ đó anh đã tìm tòi tự chế ra loại béc phun giá thành rất rẻ mà vô cùng tiện ích.

Nhiều năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) luôn đi đầu trong việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, trong đó mô hình cấy lúa mùa theo phương thức không làm đất đã được khẳng định với nhiều ưu điểm như năng suất tăng, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra, tạo quỹ đất để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Hiện nay, mô hình này đang được nông dân các địa phương trong huyện áp dụng và nhân rộng qua từng năm.