Trồng Ớt Sừng Vàng Cho Thu Lãi Cao

Ớt sừng vàng là giống cao sản cho năng suất cao, có độ cay tương đối tốt, được dùng để ăn tươi hoặc làm ớt khô và là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn của nhiều người. Nắm bắt nhu cầu thị trường, anh Lê Thanh Dũ ở xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã mạnh dạn đầu tư trồng ớt sừng vàng châu Phi trên diện tích 2.000m2.
Trước khi trồng ớt, anh Dũ lên líp cao ráo với chiều rộng của líp là 1m, chiều cao 0,2m. Sau khi lên líp xong anh bón vôi xử lý đất với lượng 150 kg/1.000 m2. Vài ngày sau tiến hành bón phân lót và đậy màng phủ. Khi cây con gieo trong bầu được 30 ngày thì anh đem trồng ngoài ruộng với khoảng cách hàng cách hàng 0,7m, cây cách cây 0,7m. Để ớt phục hồi nhanh thì sau khi trồng anh tưới nước hàng ngày cho đến khi ớt bén rễ, sau đó tiến hành tưới thấm qua hệ thống các rãnh. Về phân bón thì ngoài đợt bón lót trước khi trồng, anh Dũ còn bón thúc phân vào các giai đoạn cây được 20, 55, 80 ngày sau khi trồng nhằm giúp cây có đủ các dinh dưỡng cần thiết để phát triển.
Trong quá trình chăm sóc anh Dũ thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh và chủ động phòng trị các đối tượng như bọ trĩ, sâu ăn tạp, bọ cánh phấn, rầy mềm, sâu đục trái để ớt phát triển tốt. Bên cạnh việc chủ động phòng trị côn trùng gây hại, anh Vũ còn xử lý dưới gốc ớt bằng các loại thuốc Coc 85, Topsin hoặc Alitte để ngừa bệnh thối rễ, nứt thân; riêng đối với bệnh thán thư anh sử dụng luân phiên các loại thuốc như Manzate, Antracol, Dithane, Topsin, Coc 85, Aliette để phòng trị.
Do được đầu tư chăm sóc nên ớt của anh Dũ phát triển khá thuận lợi, cây có nhiều nhánh, cành lá sum sê, trái rất sai nên anh thu hoạch được 4.000 kg/2.000 m2, ớt thu hoạch được thương lái thu mua với giá dao động từ 15.000-17.000 đồng/kg, nên sau khi trừ mọi chi phí đầu tư anh Dũ còn lãi được 40.000.000 đồng. Anh Dũ rất vui vẻ cho biết: “ Trồng ớt sùng vàng thu được lãi rất cao và cao hơn nhiều so với trồng lúa”. Ngoài anh Dũ, ở xã Long Hưng B còn có nhiều nông dân trồng ớt sừng vàng cũng đạt được hiệu quả khá cao như vậy .
Anh Dũ chia sẻ kinh nghiệm, đối với trồng ớt sừng vàng thì khâu lên líp và xử lý đất là khá quan trọng, nếu thực hiện tốt khâu này sẽ hạn chế được hiện tượng ớt bị chết cây trong giai đoạn cho trái sau này. Còn đối với bệnh thán thư thì cần chủ động vệ sinh đồng ruộng để giảm bớt nguồn bệnh, đồng thời phun ngừa định kỳ bệnh bằng các loại thuốc đặc trị từ lúc ớt có trái non để kiểm soát tốt bệnh, nhằm tránh ảnh hưởng đến năng suất.
Ớt sừng vàng cho năng suất khá cao và có đầu ra khá thuận lợi, nên nếu chọn được thời điểm trồng ớt thích hợp thì cây ớt sừng vàng sẽ và mang lại hiệu thiết thực và góp phần tạo việc làm cho nông dân ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm gần đây, tại Việt Nam, nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang lấn át tôm sú và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong XK. Việc người dân dần chuyển sang nuôi TTCT phải chăng là xu hướng tất yếu.

Hiện nay, nhờ các nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm gắn với quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại, rau an toàn VietGAP của Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công (Tiền Giang) đã chiếm lĩnh thị trường, được nhiều đơn vị kinh tế như: HTX nông nghiệp Phú Lộc (Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Lực Điền... bao tiêu. Đây là một tin vui không chỉ riêng đối với tổ viên Tổ hợp tác mà còn thiết thực thúc đẩy phong trào trồng rau an toàn Viet GAP tại Tiền Giang.

Ngày 9/5, tại Tiền Giang, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam hợp tác cùng chuyên gia Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) do Tiến sĩ KL. Heong và Tiến sĩ Monina M. Escalada phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức sơ kết Chương trình “Công nghệ sinh thái và bảo tồn ong mật, thụ phấn tăng năng suất cây trồng” lần đầu tiên tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ và khu vực ĐBSCL.