Trồng ớt cay lai xuất khẩu thu nhập 250 triệu đồng/ha
Năm 2017, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển SX, UBND xã Thượng Bì (huyện Kim Bôi, Hòa Bình) đã ký hợp đồng với Cty TNHH Ớt Việt Nam triển khai mô hình trồng ớt xuất khẩu.
Cty đã cung cấp giống ớt cay lai F1 số 20 vào trồng trên diện tích 4ha với 36 hộ tham gia.
Mô hình khởi động từ tháng 10/2017, thời gian sinh trưởng, phát triển khoảng 70 ngày là cây ớt cho thu hoạch. Đây là lần đầu tiên cây ớt được đưa về trồng tại địa phương nhưng được đánh giá là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Các hộ tham gia được tập huấn quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh...
Giống ớt cay lai F1 số 20 phù hợp với đồng đất và khí hậu nên sinh trưởng tốt, cho trái nhiều, mẫu mã quả đẹp. Ớt đã cho thu hoạch 3 lứa quả, năng suất trung bình đạt từ 1 – 1,3 tấn quả/sào, tổng thu hái 3 lứa ước trên 11 tấn. Với giá bán cho Cty là 10.000đồng/kg (giá bao tiêu thấp nhất là 5.000 đồng/kg), bà con rất yên tâm SX, không lo đầu ra…
Ông Bùi Văn Tú, Chủ tịch UBND xã Thượng Bì cho biết: Lúc đầu triển khai nhiều hộ còn e ngại, nhưng khi được tuyên truyền bắt tay vào thực hiện họ mới thấy được hiệu quả và rất phấn khởi. So với cấy lúa, trồng ngô thì cây ớt cho thu nhập cao gấp 3 lần. Việc chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây trồng mới đang là một hướng đi đúng. Theo đánh giá thì mỗi 1ha trồng ớt bà con thu được 250 triệu đồng (1ha thu hoạch được 25 tấn quả).
Từ thành công của mô hình, trong năm 2018 xã sẽ tiếp tục nhân rộng ra các xóm khác với diện tích khoảng 8ha.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ có những biện pháp kỹ thuật được ứng dụng trong vườn thông minh mà năng suất các sản phẩm nông nghiệp tăng gấp đôi, chi phí giảm 30%.
Diễn biến thời tiết luôn bất thường; vì vậy các tỉnh ĐBSCL cần theo dõi thường xuyên để điều chỉnh sản xuất vụ hè thu 2018 hợp lý, đạt hiệu quả cao
Các nhà nghiên cứu khoa học đã tạo ra các chế phẩm sinh học để bảo quản sản phẩm, giúp chất lượng và màu sắc các sản phẩm được đảm bảo.