Trồng ngô, bông biến đổi gen, nông dân bỏ túi hơn 167 tỷ USD
Ngày 5.6, PG Economics công bố báo cáo mới nhất cho thấy các lợi ích nổi bật về kinh tế và môi trường đối với 26 quốc gia canh tác cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) hay cây trồng biến đổi gen (BĐG).
Giống ngô biến đổi gen được trồng tại tỉnh Phú Thọ.ảnh: Thu Đào
Công nghệ cải tiến trong nông nghiệp này đã góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái đất đồng thời cho phép nông dân có thể gieo trồng nhiều hơn và thu hoạch hiệu quả hơn. Công nghệ cũng đồng thời cũng giúp xóa đói giảm nghèo cho gần 16,5 triệu người đặc biệt là các nông hộ nhỏ ở các quốc gia đang phát triển.
Giảm lượng khí phát thải của 11,9 triệu ôtô
Theo TS Graham Brookes-Giám đốc Viện PG Economics, đồng tác giả nghiên cứu báo cáo cho biết: “Trong suốt 20 năm qua, nông dân đã có điều kiện tiếp cận và lựa chọn trồng cây trồng CNSH, họ vẫn luôn duy trì và tiếp tục ứng dụng công nghệ này, đóng góp đáng kể cho việc duy trì nguồn cung cấp thực phẩm bền vững và gìn giữ môi trường sống xung quanh họ tốt hơn”.
Bản báo độc lập lần này có các nội dung chính: Cây trồng CNSH đã làm giảm đáng kể phát thải khí thải nhà kính trong nông nghiệp khi nông dân tiếp nhận và thực hành các phương thức canh tác bền vững hơn như giảm cày xới – giúp hạn chế bớt việc đốt nhiên liệu và lưu trữ carbon lại trong đất tốt hơn. Nếu như cây trồng CNSH không được trồng trong năm 2015, sẽ có thêm 26,7 tỷ kilogam carbon dioxide thải ra môi trường, tương đương với lượng phát thải của 11,9 triệu ô tô lưu thông trên đường.
Trong giai đoạn từ năm 1996 đến 2015, cây trồng CNSH đã giúp giảm bớt phun thuốc thuốc bảo vệ thực vật khoảng 619 triệu kg, đồng nghĩa với việc cắt giảm khoảng 8,1% lượng thuốc trên toàn cầu. Lượng cắt giảm này tương đương với lượng thuốc bảo vệ thực vật mà Trung Quốc sử dụng mỗi năm. Với việc giảm bớt lượng thuốc trừ sâu sử dụng, nông dân canh tác cây trồng CNSH đã giúp giảm được 18,6% các tác động tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường.
Cây trồng CNSH đã làm nhẹ bớt áp lực cần sử dụng nguồn tài nguyên đất mới trong canh tác nông nghiệp và đóng góp tích cực trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Cây trồng CNSH cho phép nông dân trồng nhiều được hơn mà không cần sử dụng các thêm nguồn đất. Ví dụ nếu không trồng cây CNSH vào năm 2015, để duy trì sản lượng như hiện tại, Trái đất cần phải có thêm 8,4 triệu ha đất để trồng đậu tương, 7,4 triệu ha đất để trồng ngô, 3 triệu ha đất để trồng bông và 0,7 triệu ha đất trồng cải dầu. Tổng diện tích đó tương đương với việc mở rộng thêm 11% diện tích đất trồng trọt tại Mỹ, khoảng 31% tại Brazil hay 13% tại Trung Quốc.
Cải thiện năng suất cây trồng
Cây trồng CNSH tiếp tục trở thành nguồn đầu tư tốt cho người nông dân. Trong năm 2015, nông dân ở các nước đang phát triển thu lại 5,15 USD cho mỗi 1 USD đầu tư vào giống cây trồng BĐG trong khi đó ở các nước phát triển con số này là 2,76 USD.
Báo cáo cũng nêu rõ: Công nghệ BĐG kháng sâu bệnh (IR) thường được áp dụng trong cây ngô và bông tiếp tục giúp cải thiện năng suất lên đáng kể bởi các bệnh do sâu hại đã bị hạn chế.
Trong giai đoạn 1996 - 2015, hầu hết những nông dân áp dụng công nghệ này đã thu được năng suất trung bình tăng lên khoảng 13,1% đối với ngô kháng sâu hại và 15% đối với bông kháng sâu so với giống thông thường. Nông dân trồng đậu tương BĐG ở Nam Mỹ đã chứng kiến mức tăng năng suất tăng trung bình tới 9,6% kể từ năm 2013.
Ở một vài quốc gia, công nghệ BĐG chống chịu thuốc trừ cỏ (HT) giúp cải thiện năng suất khi cho phép nông dân kiểm soát cỏ dại hiệu quả hơn. Như ở Bolivia, đậu tương HT đã cho tăng năng suất tăng lên tới 15%. Tại Argentina, công nghệ này cũng đã giúp nông dân trồng gối thêm đậu tương sau vụ lúa mì trong cùng một mùa vụ.
Đặc biệt, nông dân trồng cây CNSH tại các quốc gia đang phát triển - hầu hết là những nông dân nghèo với ít nguồn lực canh tác với quy mô canh tác nhỏ - là những nông dân thu được lợi ích tăng năng suất cao nhất khi sử dụng công nghệ này.
Trong hơn 20 năm qua, cây trồng CNSH đã đóng góp thêm 180,3 triệu tấn đậu tương; 357,7 triệu tấn ngô; 355,7 triệu tấn ngô; 25,2 triệu tấn bông lint và 10,6 triệu tấn cải dầu canola.
Bên cạnh đó, cây trồng CNSH cũng giúp cải thiện và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Bằng việc kiểm soát sâu hại và cỏ dại tốt hơn, cây trồng CNSH đã giúp nông dân tăng năng suất trồng trọt, từ đó tăng thu nhập và giúp họ và gia đình có cuộc sống tốt hơn. Năm 2015, lợi ích kinh tế thuần thu lại được từ cây trồng CNSH là 15,5 tỷ USD, tương đương với mức lợi nhuận trung bình khoảng 90 USD tăng thêm trên 1ha. Tính tổng từ 1996 đến 2015, tổng thu nhập toàn cầu của nông dân là 167,7 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm
Tôi đặc biệt ấn tượng khi tới thăm gia đình anh Lý Văn Nghì, bản Nà Pỏ, xã Giang Ma, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu). Anh trồng xen mắc ca trong vườn chè.
Bón NPK-S Lâm Thao cho cây na được chia ra 3 giai đoạn: Bón lót, bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản (1 - 3 năm tuổi) và bón phân thời kỳ kinh doanh...
Năm nay, mưa xuất hiện sớm, mực nước tại các hồ đập và các công trình thủy lợi đầu mối trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhỉnh hơn so với cùng thời điểm năm 2016.