Trồng Nấm Rơm Trên Bông Thải Thay Thế Rơm Rạ Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận)
Anh Phan Văn Thảo ở xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một trong những người đi đầu trong việc trồng thử nghiệm mô hình nấm rơm trên bông thải. Bước đầu cho thấy sự khả quan, có thể mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân.
Phần lớn hiện nay, nhiều nông dân trong tỉnh đã quen với việc trồng nấm rơm trên rơm rạ. Còn cách trồng nấm rơm trên bông thải thì khá mới mẻ. Sau 10 ngày tham quan và học hỏi mô hình trồng nấm rơm trên bông thải ở TP. Hồ Chí Minh, anh Thảo đang trồng nấm rơm trên diện tích gần 100 m2 với 300 kg bông thải. Theo anh Thảo, sản xuất nấm từ nguyên liệu bông thải ít tốn công hơn so với việc sản xuất từ nguyên liệu rơm rạ và quan trọng là năng suất nấm đạt cao hơn. Trung bình mỗi kg bông nguyên liệu thu hoạch được từ 6 - 7 lạng nấm (cao hơn 2 - 3 lạng so với nguyên liệu rơm rạ).
Giá nấm rơm hiện nay dao động từ 50 - 60 ngàn đồng/kg. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ở các chợ là rất lớn. Đây là nghề có thể làm những lúc rãnh rỗi, mặc dù vậy, để thành công trong nghề trồng nấm rơm, bà con phải hết sức tỉ mỉ trong từng công đoạn. Sau khi mua bông thải và giống nấm từ TP. Hồ Chí Minh, anh tiếp tục làm sạch đất trước khi xuống giống bằng cách dùng vôi khử trùng. Lúc xuống giống nấm, cần rải phân đạm urê, kali lên bông thải để tăng chất dinh dưỡng. Khoảng 9 đến 10 ngày sau khi xuống giống, nấm rơm sẽ nảy mầm. Lúc này người làm cần phải chú ý điều chỉnh độ ẩm cho phù hợp để nấm phát triển nhanh.
Để thuận lợi cho việc kiểm tra nhiệt độ, anh Thảo đã trang bị cho mình một chiếc đồng hồ đo độ ẩm. Anh cho biết, độ ẩm hợp lý để xuống giống là 45 - 65 độ C. Khi nấm đã nảy mầm, độ ẩm phù hợp là 32 - 35 độ C. Bình thường sau 7 ngày nuôi ủ, tơ nấm đã phủ gần như khắp bề mặt mô nấm. Chuẩn bị cho giai đoạn tưới đón nấm. Hai ngày sau khi tưới, nấm bắt đầu kết nụ. Lúc này cần giữ ẩm cho tốt và không để nhiệt độ lên cao ảnh hưởng đến sự phát triển của nụ nấm.
Cách chăm sóc và tưới nước tương tự như đối với cách trồng trên rơm rạ. Tuy nhiên, bông gòn dễ hút ẩm hơn rơm, nên cẩn thận khi tưới, có thể nước tưới sẽ làm mô bị úng nước. Bình thường nụ nấm trên bông sau 4 đến 5 ngày đã bước sang giai đoạn thu hái. Cách thu hái cũng tương tự như trên rơm rạ. Nấm rơm trồng trên bông có thể thu hái hai hoặc ba lần, mỗi lần xong, cần có thời gian để tơ phục hồi (nuôi ủ tơ) khoảng 4 - 5 ngày.
Nấm rơm trên bông thải cho thu hoạch sau 12 ngày và thu hoạch liên tục trong khoảng 1 tháng. Sau 1 tháng, bà con lại tiếp tục dùng bông thải cũ để ủ giống. Tuy nhiên, cứ sau mỗi lần dùng lại bông thải, bà con cần tăng cường phân bón và làm sạch đất để nấm phát triển bình thường. Dự kiến trong thời gian tới, anh sẽ mở rộng diện tích tại xã Thiện Nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm có được cho một số bà con muốn làm nghề trồng nấm.
Có thể bạn quan tâm
Trong khi TP.HCM có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất giống nông nghiệp thì vẫn có 70% số hạt giống các loại phải nhập khẩu hoặc ND tự sản xuất, 90% giống gà cũng được cung cấp bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…
Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.
Môi trường, nhất là nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến cho việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất lợi. Tìm hướng nuôi trồng thủy sản bền vững với môi trường chính là cách làm hiệu quả, đang được thí điểm và nhân rộng tại Thanh Hóa.