Trồng Nấm An Toàn Thu Tiền Triệu
Hiện sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nhiều hộ nông dân ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn đầu tư thu mua nguyên liệu rơm để làm nấm an toàn. Nghề này đang đem lại cho bà con thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…
Hiện trên địa bàn huyện Cam Lâm có rất nhiều xã đang làm mô hình trồng nấm rơm an toàn, chất lượng cao. Người đầu tiên mạnh dạn đầu tư vào nghề trồng nấm rơm ở đây là anh Nguyễn Minh Nhật, ở xã Cam Hiệp. Năm 2011, được sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương, anh Nhật vay vốn đầu tư làm 2 trang trại rất bài bản, quy củ. Ngay trong vụ đầu tiên, anh đã bán được nấm với giá 70.000 đồng/kg, nhưng nguồn vẫn không đủ cấp cho thị trường rộng lớn.
Sau thành công đó, anh Nhật đã liên kết với anh Hoàng Văn Thuận cùng xã lập tổ trồng nấm an toàn. Bước đầu, mô hình trồng nấm rơm của tổ này đã cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm và đến nay tổ đã có 5 thành viên. Tiếp đó, các hộ trong tổ đã vay tiếp 20 triệu đồng để mở rộng trang trại theo quy mô diện tích 32m2/trại, mỗi trại chứa 1.000 – 1.200 bọc rơm.
Anh Nhật cho biết: “Khi làm xong bịch, phải đặt trên sàn gỗ, nhà đặt bịch nấm phải che kín bằng nhựa nylon dầy để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 37oC. Trước khi làm nấm, rơm phải được phơi khô”.
Với giá bán tại thị trường hiện nay là 60.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi tháng người trồng nấm ở đây lãi khoảng 6 triệu đồng cho một trang trại.
Trung bình, mỗi tháng, nấm cho hoạch 2 lần, năng suất khoảng 60kg/ trang trại. Với giá bán tại thị trường hiện nay là 60.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi tháng người trồng nấm ở đây lãi khoảng 6 triệu đồng cho một trang trại.
Anh Nhật cho biết thêm: “Kỹ thuật chăm sóc nấm rất đơn giản, có thể phun nước 2 -3 lần tùy theo thời tiết để điều chỉnh cho thích hợp, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón nên nấm rơm rất an toàn, ít tốn chi phí, chất lượng nấm thương phẩm cao, năng suất tăng 2- 3 lần so với vụ trước, người tiêu dùng rất thích”. Còn theo kinh nghiệm của anh Thuận, nấm là một loại mẫn cảm không để người lạ vào tuy nhiên có thể khắc phục khử hơi bằng cách thắp hương.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Lai - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lâm, trên địa bàn huyện hiện có 3 xã đang làm mô hình trồng nấm an toàn. “Hội cũng đã vận động nhiều nông dân học tập kinh nghiệm sản xuất, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nông dân vay vốn và xem đây là mô hình làm rau an toàn. Hội đã cho tổ làm nấm rơm vay trên 100 triệu đồng để làm phát triển nông nghiệp” - ông Lai cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ. Các trạm bơm lớn bơm rút dưới, các trạm bơm nhỏ tranh thủ tận dụng nguồn nước trên kênh tiêu để bơm tưới, hạn chế sự xâm nhập nước ngoại lai, trừ trường hợp phải tạo nguồn cho trạm bơm lớn hoạt động.
Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.
Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào. Vào dịp Tết khoai sáp tiêu thụ mạnh từ 13.000 - 15.000 đ/kg, lãi gần gấp đôi ngày thường. Vụ Tết vừa qua, với 3 sào khoai sáp, năng suất đạt 1,5 tấn/sào, bán 14.000 đ/kg, trừ chi phí ông Thơm lãi hơn 30 triệu.