Giá / Mô hình kinh tế

Trồng Mướp Đắng Lai Cho Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa Ở Vĩnh Phúc

Trồng Mướp Đắng Lai Cho Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa Ở Vĩnh Phúc
Tác giả: 
Ngày đăng: 23/10/2012

Để giúp nông dân từng bước vươn lên làm giàu, đồng thời thay thế bằng những giống mướp đắng mới cho năng suất sản lượng cao, vụ hè thu năm 2012 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty giống cây trồng Mosanto - Việt Nam xây dựng thành công mô hình trồng cây mướp đắng lai F1 mới CN0244.
 
Giống mướp đắng lai F1 CN0244 sinh trưởng tốt, ít nhiễm sâu bệnh, sản lượng cao và khả năng cho nhiều lứa, nhiều quả hơn nhiều so với loại giống mướp đắng truyền thống mà bà con vẫn trồng nhỏ lẻ tại địa bàn Vĩnh Phúc. Đây là giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 70 - 75 ngày và có thể trồng quanh năm.
 
Bà Trương Thị Viên, phường Trưng Trắc, thị xã Phúc Yên - một hộ nông dân trực tiếp tham gia mô hình này cho biết, vụ hè năm 2012 gia đình bà đã trồng 3 sào mướp đắng F1 CN0244. Trong quá trình tham gia mô hình gia đình bà đã được hỗ trợ giống, phân bón và tập huấn kỹ thuật. Mướp đắng F1 CN0244 cho thu quả nhanh, quả ngắn, màu xanh đậm và đặc ruột rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
 
Gia đình bà thu hoạch tới đâu được các tiểu thương đến mua hết tới đó, với giá bán trung bình 7.000 - 8.000 đồng/kg tại ruộng, có thời điểm bán hơn 10.000 đồng/kg. Mỗi sào trồng mướp đắng của gia đình cho sản lượng khoảng 1,6 tấn quả, sau khi trừ chi phí thu lãi 3,5 - 4,5 triệu đồng/sào, cao gấp 1,5 đến 1,7 lần so với cây lúa. Nếu gia đình trực tiếp đem chợ bán thì thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn. Theo bà Viên, mướp đắng lai F1 CN0244 là loại cây dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc lại cho năng suất và hiệu quả cao nên vụ xuân 2013 gia đình bà mở rộng diện tích trồng để từng bước vươn lên làm giàu.
 
Theo các cán bộ phát triển thị trường của Công ty giống cây trồng Mosanto - Việt Nam thì trong thời gian tới, công ty tiếp tục hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật trồng cho nông dân để xây dựng thêm nhiều điểm trình diễn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ngành nông nghiệp của tỉnh cũng đang tập trung theo dõi, đánh giá toàn diện và có kế hoạch nhân rộng mô hình ở một số địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Sung Túc Nhờ Đa Canh Sung Túc Nhờ Đa Canh

Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, nhiều nơi tôm chết kéo dài nên nông dân ngày càng ý thức hơn trong việc tìm các đối tượng nuôi thích hợp với sự biến đổi của môi trường. Và con tôm càng xanh là một đối tượng nuôi triển vọng trên vùng đất tôm - lúa của vùng nước lợ và ngọt hóa.

23/10/2012
Nuôi Gà Trống Thiến Nuôi Gà Trống Thiến

Nhiều người dân xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh (Long An) nuôi gà trống thiến mang lại hiệu quả kinh tế cao.

23/10/2012
Phân Bón - Thừa Nguồn Cung, Khó Lựa Chọn Phân Bón - Thừa Nguồn Cung, Khó Lựa Chọn

Đầu năm đón tin vui NM đạm Cà Mau đi vào hoạt động hòa nhịp cùng các NMSX phân bón trong nước, đánh dấu từ đây nước ta sẽ hoàn toàn chủ động nguồn cung cấp phân đạm cho nông dân.

23/10/2012