Trồng Măng Tre Lục Trúc Để Xóa Đói Giảm Nghèo
Anh Nguyễn Quốc Trị 59 tuổi, thôn Ninh Quí 3, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước trồng giống tre Lục Trúc để thu hoạch măng nhằm xóa đói giảm nghèo.
Năm 2008 anh Trị đầu tư 600.000 đồng mua 30 cây tre Lục Trúc làm giống trồng trên đất vườn nhà. Nhờ chăm sóc tốt, vườn măng Lục Trúc của anh phát triển nhanh và xanh tốt. Hiện nay gia đình anh thu hoạch mỗi ngày trung bình khoảng 10kg búp măng (mỗi búp măng nặng từ 1- 3 kg), với giá 10.000đồng/1kg, trừ chi phí sản xuất mỗi năm anh còn lãi hơn 20 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn giúp bà con nông dân về cây giống, kỹ thuật và kinh nghiệm trồng măng tre Lục Trúc để có thu nhập ổn định, góp phần xóa đóa giảm nghèo cho nhân dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Bộ NN-PTNT chính thức công nhận giống lúa Q.Nam 1 là giống cây trồng mới, phù hợp cho cả hai vụ sản xuất đông xuân, hè thu ở các địa phương khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, và được đưa vào cơ cấu giống của vụ hè thu 2012 tại Quảng Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết ngày 13.5.
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.
Nên sử dụng các loại phân bón chậm tan. Phân chậm tan sẽ làm giảm thất thoát do chậm tan hơn và chậm bốc hơi hơn. Bón phân urea chậm tan có thể tiết kiệm được 20 - 25% so với bón phân đạm thông thường