Trồng đậu bắp phủ màng-nông dân lãi 20 triệu đồng/vụ
Mỗi năm bà Nguyễn Thị Giào, ấp Phú Hòa, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) trồng 2 vụ đậu bắp và 1 vụ cà chua xen kẽ nhau. Sau khi tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân xã tổ chức, bà Giào đã áp dụng mô hình trồng bằng màng phủ nông nghiệp nên vụ đậu bắp này, bà ước sẽ thu lãi hơn 20 triệu đồng
Nhiều hộ nông dân ấp Phú Hòa, xã Tân Hội được vay vốn Quỹ HTND đầu tư chuyển đổi sang mô hình vườn-ao-chuồng và trồng màu. Ảnh: Ngọc Quyên.
Từ chỗ loay hoay tìm mô hình trồng cây gì, nuôi con gì phù hợp, nhiều hộ nông dân ở ấp Phù Hòa, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) đã được vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân làm kinh tế theo hương vườn-ao-chuồng…
Nhà nông ổn định cuộc sống
Được Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh Kiên Giang “rót” 300 triệu đồng để thực hiện dự án vườn - ao - chuồng (VAC), nhiều hội viên nông dân ấp Phù Hòa, xã Tân Hội đã chuyển đổi sản xuất hiệu quả, cải thiện kinh tế gia đình.
Cuối năm 2015, 20 hộ ở ấp Phú Hòa, xã Tân Hội được chọn tham gia dự án sản xuất vườn – ao – chuồng và được Quỹ HTND của Hội ND tỉnh hỗ trợ cho vay 300 triệu đồng, thời gian thực hiện dự án là 2 năm (11.2015-11.2017).
Đến thăm mô hình làm ruộng kết hợp chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Bé Ba, ngụ ấp Phú Hòa, xã Tân Hội đúng lúc bà vừa thăm đồng về. Chưa kịp nghỉ ngơi, bà Ba quay sang tắm cho đàn heo 37 con trong chuồng. Bà Ba cho biết, vợ chồng bà có 4 công đất ruộng, để cải thiện kinh tế gia đình, bà thuê thêm 9 công đất để canh tác. Ngoài việc đồng áng, bà Ba ở nhà tranh thủ nuôi đàn con heo để tăng thu nhập.
“Gia đình định vay vốn bên ngoài để xây chuồng nuôi heo thì được Hội ND cho vay vốn Quỹ HTND trong thời hạn 2 năm, gia đình mừng quá. Từ đó đến nay tôi đã bán được 2 lứa heo, giá có thấp nhiều nhưng vẫn lời gần chục triệu đồng. Hiện trong chuồng còn 2 con heo nái và hàng chục con heo thịt. Đời sống kinh tế gia đình tôi nhờ đó mà đã ổn định” - bà Ba phấn khởi nói.
Cùng suy nghĩ, bà Nguyễn Thị Giào, ngụ cùng ấp Phú Hòa chia sẻ: “Đất này trước trồng lúa nhưng có vụ chỉ đủ trả tiền phân thuốc, nhân công nên khi được Hội ND huyện tạo điều kiện vay 15 triệu đồng từ Quỹ HTND tỉnh tôi đã đầu tư chuyển đổi sang trồng màu”.
“Ngày nào cũng thu hoạch hơn 50kg đậu bắp giao cho bạn hàng. Để kịp cân hàng ra chợ sớm, tôi thuê thêm 5 lao động nữa để phụ thu hoạch. Thấy trồng màu có tiền tiêu nên tôi định mở rộng thêm 0,5ha đất nữa. Từ chỗ loay hoay sản xuất mà không hiệu quả, nay kinh tế gia đình dần ổn định và có dư dả” - bà Giào bộc bạch.
Đồng tiền đi liền kiến thức
Cũng theo bà Giào, mỗi năm bà trồng 2 vụ đậu bắp và 1 vụ cà chua xen kẽ nhau. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên đậu bắp bị sâu hại, lợi nhuận chưa nhiều. Sau khi tham gia các lớp tập huấn do Hội ND xã tổ chức, bà Giào đã áp dụng mô hình trồng bằng màng phủ nông nghiệp nên vụ đậu bắp này, bà Giào ước sẽ thu lãi hơn 20 triệu đồng.
Trồng đậu bắp phủ màng cho năng suất, chất lượng cao, vụ này gia đình bà Nguyễn Thị Giào ước lãi 20 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Quyên.
Ngoài được hỗ trợ vốn, 20 hội viên, ND ấp Phú Hòa còn được tập huấn áp dụng khoa học kỹ thuật, nhằm giảm chi phí, tạo ra sản phẩm an toàn, tăng lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp.
Theo các hộ tham gia dự án, nhờ có sự hỗ trợ tích cực từ Hội ND, nhiều hộ có điều kiện chuyển đổi mô hình, sản xuất có kế hoạch và biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
Bà Phan Kim Loan - Chủ tịch Hội ND huyện Tân Hiệp, chủ nhiệm dự án vườn - ao - chuồng của ấp Phú Hòa, cho biết: “Hiện bà con tham gia dự án đều sử dụng đồng vốn đúng mục đích và bước đầu tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Nhiều gia đình ấp Tân Hội được vay vốn Quỹ HTND nên mạnh dạng chuyển đổi từ đất ruộng kém hiệu quả sang trồng màu, có hộ mở rộng chuồng trại chăn nuôi. Qua đó, Hội ND đã góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Công nghệ sấy lạnh sử dụng nhiệt độ và áp suất thấp trong môi trường kín để ép hết nước ra khỏi lá nhằm giúp giữ màu sắc xanh và những chất cần thiết có ích
Việc đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, kiểm soát theo chuỗi và đáp ứng mọi nguyên tắc xuất khẩu là điều kiện để nông sản Việt vươn ra thị trường thế giới.
Nhờ trồng theo quy trình VietGAP nên nấm phát triển tốt, đồng đều, mùi thơm mộc tự nhiên.