Trồng Cúc Vạn Thọ Phục Vụ Tết

Cuối tháng 8 âm lịch là thời điểm nông dân trồng hoa kiểng xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự tất bất chuẩn bị cho mùa vụ hoa-kiểng tết. Bên cạnh các loại hoa được trồng phổ biến phục vụ tết như Mai, bon sai, cúc, hồng thì cúc vạn thọ được xem là loại hoa chủ lực của địa phương.
Cúc vạn thọ lùn (Vạn thọ Sa Đéc) là loài vạn thọ được gieo trồng chủ yếu trong nhóm cúc vạn thọ. Thời gian xuống giống tập trung vào 22-25/10 âm lịch, đây là loại hoa có thời gian sinh trưởng ngắn chỉ 55-60 ngày đã cho thu hoạch. Nguồn giống được nông dân mua chủ yếu từ Sa Đéc.
Tận dụng nguồn rơm nguyên liệu phế thải sau vụ trồng nấm rơm làm nguyên liệu chính cho hỗn hợp đất trồng trong giỏ hoa. Hỗn hợp đất trồng gồm rơm rạ hoai mục, tro trấu được xả nước nhiều lần để giảm độ mặn và trộn một ít phân chuồng hoai. Đất gieo trồng tơi xốp, thoát nước nhanh và được trộn nấm Trichoderma để rễ phát triển tốt hạn chế bệnh cho cây con.
Giỏ trồng cúc vạn thọ có bọc túi nilong cắt đáy để thoát nước. Vô đất lần đầu chỉ khoảng 1/3 giỏ, phần còn lại để bón thúc dần hàng tuần cho đến khi đầy giỏ.
Việc bón thúc được thực hiện kể từ 10 ngày sau gieo hạt. Bón thúc bằng hỗn hợp đất trên và một số loại phân bón như Ure, NPK và Kali tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây.
Sâu, bệnh hại chính cho cúc vạn thọ là dòi đục lá, bọ trĩ, sâu ăn bông, lá và bệnh chết cây con, bệnh rỉ sắt, bệnh héo xanh
Có thể bạn quan tâm

Những tháng đầu năm nay, người chăn nuôi một lần nữa lại lao đao vì giá thịt lợn, thịt gia cầm giảm mạnh, sản phẩm bán ra không đủ bù chi. Trên cả nước, nhiều trang trại, hộ chăn nuôi vẫn tiếp tục "treo" chuồng hoặc giảm đàn. Nguy cơ thiếu thực phẩm vào dịp cuối năm 2013 và đầu năm 2014 hiện hữu rõ nếu không kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp tích cực nhằm vực dậy ngành chăn nuôi.

Trong hai tháng trở lại đây, giá gà thịt, gà giống trên địa bàn tỉnh Bình Định liên tục giảm mạnh làm cho người chăn nuôi bị thua lỗ nặng; nhiều trang trại, gia trại phải bỏ trống chuồng nuôi vì không còn vốn để tái đàn.

Việc phát triển mạnh cây keo lá tràm góp phần làm thay da đổi thịt vùng đất Thạnh Phú (xã Đại Chánh, Đại Lộc), tạo điều kiện để người dân nơi đây có cuộc sống ổn định.