Giá / Mô hình kinh tế

Trồng Chà Là Trên Đất Mặn

Trồng Chà Là Trên Đất Mặn
Tác giả: 
Ngày đăng: 17/06/2012

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả...

Việc trồng chà là (tên khoa học: Phoenix datylifera L) có thể nhân rộng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Năm 2000, kỹ sư Đặng Trung Tấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải đã trồng thí điểm 400 cây chà là ở U Minh, Cà Mau. Qua nghiên cứu cho thấy, cây chà là cần nhiều nắng, thích hợp với nhiệt độ và ánh sáng ở vùng Cà Mau. Theo dõi tại gia đình ông Lý Văn Khai ở xã An Xuyên (TP.Cà Mau) cho thấy: Khi trồng ở bờ vuông nuôi tôm, cây phát triển tốt, khi bứng về trồng ở vườn nhà cây cũng vẫn xanh tốt. Dọc các bờ kênh ở Cà Mau, ở ĐBSCL còn nhiều diện tích trống, nếu trồng kín chà là thì nguồn lợi thu không nhỏ.

Chà là cũng là loại cây kén đất. Trên thế giời chúng chỉ trồng được ở Ai Cập, Iran, Iraq... Trái chà là khô ăn ngon, dinh dưỡng cao, chứa đường fructo (người bị bệnh tiểu đường vẫn dùng được). Lượng cung hiện chỉ đáp ứng vài chục phần trăm so với nhu cầu của thế giới. Vì vậy mà giá cả cũng rất hấp dẫn với người trồng. Theo một số tài liệu, giá thị trường thế giới vẫn ở mức trên dưới 5 USD/kg trái khô. Hoa chà là nhiều mật, mùi thơm ngào ngạt, nếu trồng nhiều sẽ phát triển được đàn ong mật (cây ra hoa và đậu trái trong mùa khô).

Kết quả cho thấy, dự án có tính khả thi cao, nhất là đối với tỉnh Cà Mau - nơi có diện tích lớn đất nhiễm mặn do chuyển đổi cơ cấu sản xuất lúa sang nuôi tôm và vùng ngọt - lợ đang cần các giống cây trồng mang tính chiến lược, sinh lợi và ổn định lâu dài (thay thế vườn cây tạp với các giống cây truyền thống kém hiệu quả kinh tế).

Tuy nhiên những gì mà Trung tâm làm được chưa đủ sức thuyết phục, chưa được sự ủng hộ từ một số cơ quan hữu quan ở Cà Mau. Vì 2 lý do: Đây là giống cây trồng mới, chưa phát triển ở nơi nào trong nước. Mặt khác, đây là giống cây sống rất khoẻ, bộ rễ rất phát triển, nếu vì lý do nào đó phải phá bỏ chuyển qua cây trồng khác thì ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất. Theo các nhà khoa học, để có câu trả lời chính xác, cần tổ chức hội thảo về cây chà là ở ĐBSCL./.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Gấc Xuất Khẩu Tại Bắc Giang Mô Hình Trồng Gấc Xuất Khẩu Tại Bắc Giang

Hiện nay ở nước ta, cây gấc chủ yếu được trồng nhỏ lẻ tự cung tự cấp trong các hộ gia đình. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có nhiều hộ gia đình trồng gấc thương phẩm, cung cấp nguyên liệu xuất khẩu, thu lợi nhuận kinh tế cao.

17/06/2012
Trồng Thâm Canh Cây Ca Cao Ở Bình Phước Trồng Thâm Canh Cây Ca Cao Ở Bình Phước

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, nhân rộng chủ trương giữ lại vườn điều hiện có của tỉnh, năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước là một trong số nhiều tỉnh khác thuộc khu vực Nam Bộ được tham gia thực hiện dự án trồng thâm canh cây ca cao thuộc nguồn vốn Trung ương

17/06/2012
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Vịt Chuyên Trứng An Toàn Sinh Học Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Vịt Chuyên Trứng An Toàn Sinh Học

Năm 2011, Trạm Khuyến nông TP Thái Nguyên đã triển khai mô hình nuôi vịt sinh sản chuyên trứng an toàn sinh học tại phường Thịnh Đán, TP. Thái Nguyên, với quy mô 400 con vịt Triết Giang thương phẩm và 4 hộ nông dân tham gia mô hình.

17/06/2012