Giá / Mô hình kinh tế

Trồng 2 Công Dưa Gang, Thu Nhập 20 Triệu Đồng

Trồng 2 Công Dưa Gang, Thu Nhập 20 Triệu Đồng
Tác giả: 
Ngày đăng: 15/04/2013

Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn xã Lương Hòa (Giồng Trôm) thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Trong đó, hộ ông Nguyễn Văn Trung, sinh năm 1962, ở ấp Phong Điền, thí điểm thành công mô hình trồng dưa gang, đạt hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.

Gia đình ông Trung có 2,2 công đất sản xuất lúa, mỗi năm sản xuất 3 vụ nhưng không có hiệu quả kinh tế, năng suất không cao. Với suy nghĩ “có chí làm quan, có gan làm giàu”, ông Trung mạnh dạn cải tạo diện tích sản xuất lúa truyền thống lên bờ trồng dưa gang.

Ông trồng được hai vụ dưa gang từ khoảng cuối tháng 9 đến khoảng đầu tháng 3 âm lịch, có lợi nhuận khá. Ông Trung cho biết, đất ở đây làm lúa quanh năm, nhưng năng suất không cao, bán giá rẻ.

Làm lúa không khá, cần chuyển đổi cây trồng cải tạo đất sản xuất mới có hiệu quả. Lúc bắt đầu thực hiện mô hình trồng dưa gang, nhiều hộ dân trong vùng e ngại vì dưa gang đầu ra không nhiều, sức mua thấp.

Nhưng thực tế, sau 2 tháng rưỡi, thu hoạch vụ dưa đầu tiên, các thương lái tìm đến nhà để thu mua. Ông Trung thu về trên 20 triệu đồng từ 2,2 công dưa gang, hơn hẳn việc trồng lúa trước đó.

“Trái dưa gang có mùi thơm, tính hàn, tốt cho sức khỏe, thích hợp trồng trong mùa nắng, môi trường nước ngọt, lợ hay mặn đều có thể thích nghi. Dưa gang dễ chăm sóc, không tốn nhiều chi phí như lúa nhưng hiệu quả hơn nhiều” - ông Trung cho biết.

Với 2,2 công dưa gang, ông Trung đã thu hoạch gần 5 tấn dưa thịt (hiện còn chờ hái đợt cuối), trung bình 4.000 đồng/kg. Từ kết quả trồng dưa gang của hộ ông Trung, nhiều hộ dân ở Lương Hòa cũng bắt đầu chuyển đổi dần đất lúa nông nghiệp.

Bên cạnh việc trồng dưa gang mùa nắng, khi mưa xuống, ông Trung trồng các loại rau màu như bí đỏ lấy đọt, bí xanh... Từ ý chí và sự mạnh dạn thay đổi phương thức sản suất, gia đình ông Trung đã khấm khá, đời sống ổn định, chi tiêu thoải mái hơn. Ông có điều kiện tích góp mua bò phát triển thêm kinh tế gia đình.

Nói thêm về kỹ thuật chăm sóc dưa gang, ông chia sẻ: Thời gian sản xuất ngắn, thường là 2 tháng rưỡi từ ngày gieo cho đến ngày hái trái. Trồng dưa gang chỉ tốn công tưới, ngày hai lần, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, ít chi phí phân thuốc như các loại hoa màu khác, thường xuyên thăm và phun thuốc trừ sâu nếu có.

Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp bón phân vi sinh và phân chuồng trên diện tích đất sản xuất. Năng suất dưa rất cao, có trái 4kg trở lên mà không bỏ trái trên mỗi chèo (nhánh), trung bình một dây có thể cho 7 trái, độ dẻo vẫn được đảm bảo.

Việc luân phiên canh tác chuyển đổi cây giống đã góp phần cải tạo đất, mầm bệnh hạn chế lưu dẫn gây ảnh hưởng năng suất cây trồng cho mùa vụ sau.

Ông Trung là thành viên Tổ rau màu an toàn của xã. Qua đó, ông tích lũy nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ trong quá trình sản xuất phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng.

Đánh giá mô hình trồng dưa gang của ông, ông Trần Văn Thọ - Tổ trưởng Tổ rau màu cho biết: Mô hình dưa gang của chú Trung đạt hiệu quả kinh tế. Đặc biệt trong tình hình nắng nóng, nước mặn như hiện nay, dưa gang là cây giống thích hợp, có thể thích nghi với nước mặn.

Mô hình có thể nhân rộng để phát huy hiệu quả trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã.


Có thể bạn quan tâm

Các Ngân Hàng Giảm Lãi Suất Cho Vay: Lĩnh Vực Nông Nghiệp Hưởng Lợi Các Ngân Hàng Giảm Lãi Suất Cho Vay: Lĩnh Vực Nông Nghiệp Hưởng Lợi

Sau động thái giảm lãi suất cho vay của Ngân hàng Đầu tư phát triển (BIDV) cách đây không lâu, nhiều ngân hàng thương mại lớn cũng bắt đầu vào cuộc. Và mới đây nhất, từ 21/2, Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT (Agribank) chính thức công bố mức lãi suất cho vay rất ưu đãi đối với khu vực “tam nông”

15/04/2013
Nuôi Heo Nuôi Heo "Chuyên Nghiệp" Ở Quảng Nam

Từ khi Tam Phước (Phú Ninh - Quảng Nam) xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả cao dần khẳng định vị thế. Trang trại heo của một người từng là cán bộ nông nghiệp xã là một trong những mô hình để bà con nông dân học hỏi.

15/04/2013
Phú Yên: Nuôi Lợn Rừng Thu Lợi Nhuận Cao Phú Yên: Nuôi Lợn Rừng Thu Lợi Nhuận Cao

Ở giữa lòng thị trấn, nhưng chị Lê Thị Bích Ngọc, khu phố Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn (huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) có một trại lợn rừng với số lượng gần 100 con và nuôi hoàn toàn theo quy trình bán hoang dã

15/04/2013