Giá / Mô hình kinh tế

Triệu Phú Mía Đường Ở Hòa Hội

Triệu Phú Mía Đường Ở Hòa Hội
Tác giả: 
Ngày đăng: 09/12/2011

Đến nay, Huỳnh Khắc Vũ (SN 1975) đã có 72ha mía ở thôn Nhất Sơn, xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa). Hàng năm, cây mía mang lại thu nhập cho gia đình anh hơn 1 tỉ đồng - là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi điển hình của huyện Phú Hòa

Đổi Bò lấy mía 
Sinh ra trong một gia đình đông anh em ở vùng đất bán sơn địa thuộc xã Hòa Định Tây (huyện Phú Hòa), năm học lớp 10, Vũ phải nghỉ học giữa chừng vì cha bệnh nặng. Để có tiền phụ giúp gia đình và nuôi các em ăn học, Vũ phải bươn chải kiếm sống bằng cách theo các cô bác trong làng buôn bán vật tư nông nghiệp, nông sản. Tích cóp được ít vốn, anh mở thêm dịch vụ máy gạo, máy cày. Huỳnh Khắc Vũ kể: Hồi đó, ở xã Hòa Định Tây chưa có dịch vụ làm đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, nên mỗi khi đến mùa sạ, tôi phải đến thôn Nhất Sơn để thuê máy cày. Nhận thấy công việc này cho thu nhập tương đối khá, nên vợ chồng tôi vay mượn thêm vốn để mua một máy cày trị giá 65 triệu đồng về làm dịch vụ cày thuê. Sau mỗi vụ lúa, Huỳnh Khắc Vũ lại đưa máy cày đến xã Hòa Hội để cày thuê. Tại đây, cơ duyên đưa Vũ gặp được bác Tám (thôn Nhất Sơn, xã Hòa Hội), hai bác cháu kết nghĩa má – con và hùn vốn để cải tạo đất, trồng mía ở thôn Nhất Sơn theo kiểu người có đất, người đầu tư. Những năm đó, cây mía còn lắm bấp bênh, lợi nhuận chưa thấy đâu mà vốn đầu tư và công chăm sóc cực nhọc nên má Tám đổi hết rẫy mía cho tôi để lấy một con bò. Khởi nghiệp trồng mía của Vũ bắt đầu từ đây. 
Cuối vụ mía năm 2003, thu hoạch hết rẫy mía, bán cho Nhà máy đường KCP được gần 29 triệu đồng, lợi nhuận tương đối cao nên Vũ quyết định đầu tư hết số tiền này mua thêm đất rẫy để mở rộng diện tích mía. Liên tục như thế trong suốt 8 năm qua, lợi nhuận từ cây mía Vũ đều đầu tư trở lại cho cây trồng này. Đến nay, trong tay người nông dân trẻ này có đến 72ha mía tại thôn Nhất Sơn. 
Tỉ phú tuổi 35 
Thu tiền tỉ mỗi năm là điều không phải nông dân nào cũng làm được, nhưng đối với Huỳnh Khắc Vũ không còn là chuyện xa lạ. Niên vụ 2010-2011, Vũ thu hoạch được hơn 5.000 tấn mía/72ha, sau khi trừ chi phí, lãi 1,4 tỉ đồng. Ngoài trồng mía, vợ chồng Vũ còn trồng thêm 29ha cây bạch đàn, 2ha sắn và sắm hai máy cày đại để làm dịch vụ cày thuê. Đầu vụ sản xuất, Vũ cày đất thuê cho nông dân trong vùng, cuối vụ thu lại bằng sắn. Hiện thu nhập mỗi năm của vợ chồng Vũ không dưới 1,5 tỉ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 20 lao động. 
Để chủ động được nguồn nước tưới cho rẫy mía ở cách xa suối, vợ chồng Vũ đã đầu tư vốn đào ba hồ chứa nước, diện tích mỗi hồ khoảng 150m², được bố trí tại các rẫy mía để chữa hạn vào mùa khô. Nhờ có nguồn nước tưới này mà năng suất mía của gia đình anh đạt bình quân 70 tấn/ha, đồng thời có thể trồng rải vụ, giảm áp lực khi thu hoạch. Anh Vũ cho biết, sắp tới anh sẽ đầu tư vốn đào thêm một số hồ chứa nước để có thêm nguồn nước tưới cho mía, vì mía có đủ nước tưới và được chăm sóc đúng kỹ thuật thì năng suất mới cao. 
Ông Lê Kim Thải, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Hòa nhận xét: Huỳnh Khắc Vũ là một trong những nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của huyện. Mới đây anh được huyện tặng giấy khen về nông dân sản xuất kinh doanh giỏi năm 2009-2011. Ngoài việc phấn đấu làm giàu chính đáng cho bản thân, anh Vũ còn giúp đỡ nhiều nông dân có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Không Phát Hiện Chất Cấm Trong Thủy Sản Nuôi Không Phát Hiện Chất Cấm Trong Thủy Sản Nuôi

Theo Cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, hiện các thủy sản chủ lực đang được nuôi ở các tỉnh phía Nam là cá tra, tôm... hầu như không bị phát hiện kháng sinh cấm.

09/12/2011
Giá Tăng, Nghề Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Hồi Phục Giá Tăng, Nghề Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Hồi Phục

Sau thời gian rớt giá và tiêu thụ khó khăn do ảnh hưởng của tin đồn thất thiệt, mấy ngày gần đây, giá cá điêu hồng thương phẩm nuôi lồng bè ở Tiền Giang bất ngờ tăng trở lại và khan hiếm hàng, khiến người nuôi rất phấn khởi bởi không còn chịu cảnh thua lỗ dẫn đến treo bè như trước.

09/12/2011
Thành Công Với Mô Hình Nuôi Cá Rô Đồng Thâm Canh Thành Công Với Mô Hình Nuôi Cá Rô Đồng Thâm Canh

Là nông dân đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thâm canh của huyện Vĩnh Lợi, ông Đặng Thanh Phong, ngụ ấp Giồng Bướm B, xã Châu Thới chia sẻ: “Xuất pháp từ suy nghĩ cần phải thực hiện mô hình thủy sản nước ngọt nào vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mình, vừa để bà con trong xóm, ấp tham quan học hỏi để cùng thực hiện”.

09/12/2011