Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến “Bậc Cao”

Ông Lưu Xuân Mộc, ấp Bùng Binh 1, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, là người thành công nhất trong xã về mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” nhờ áp dụng những cải tiến kỹ thuật trong cách nuôi.
Tên gọi nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” do người dân địa phương đặt ra dành riêng cho mô hình nuôi tôm của ông Lưu Xuân Mộc, vì cách nuôi tôm quảng canh cải tiến của ông có nhiều điểm mới.
Cách cải tạo vuông tôm của ông Lưu Xuân Mộc như cách nuôi truyền thống, tức là không ủi đầm mà đào mương như cách nuôi quảng canh cải tiến. Điểm khác là tất cả bờ bao vuông tôm, ông đều dùng tấm cao su tấn xung quanh không cho mọi rò rỉ, giữ được mức nước trên mặt vuông ổn định 0,7 m, dưới mương 1,6 m.
Mật độ thả tôm giống từ 7 đến 10 con/m2, cao hơn mật độ nuôi quảng canh cải tiến thông thường. Sau khi tôm được nuôi gần 2 tháng, ông dùng quạt tạo ô-xy như cách nuôi công nghiệp.
Với cách làm đặc biệt này mà trong 5 năm qua (từ khi bắt đầu nuôi tôm đến nay), vuông tôm của ông đều cho thu hoạch khá. Trong năm qua, ông thu hoạch trên 1,1 tỷ đồng trong một vụ nuôi tôm với diện tích 2 ha, trừ chi phí ông còn lãi trên 450 triệu đồng, năng suất bình quân 6 tấn/ha.
Riêng trong năm 2011, ông thu hoạch tôm năng suất đạt 7,5 tấn/ha, cao hơn nhiều so với tôm nuôi công nghiệp. Vì có một số cải tiến trong cách nuôi mà từ trước đến nay ông chưa thất bại vụ nào.
Ông Nguyễn Minh Trí, Chủ tịch UBND xã Hoà Tân, cho biết: “UBND xã đã chỉ đạo nhân rộng mô hình của ông Lưu Xuân Mộc trong toàn xã. UBND xã mời trưởng ấp, cũng như hội nông dân các ấp đến để tham quan mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến học hỏi, sau đó về triển khai lại cho bà con nông dân để thực hiện trong thời gian tới”
Trong năm 2013 này, ông Mộc thả nuôi tôm với diện tích 5 ha theo hình thức quảng canh cải tiến. Trong đó, có 2 ha tôm nuôi trên 3 tháng, đạt khoảng 70 con/m2 đang phát triển tốt, hứa hẹn vụ nuôi này chắc chắn sẽ thành công.
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” của ông Lưu Xuân Mộc nguồn đầu tư ít, rủi ro thấp, phù hợp với nhiều nông dân có đất nhưng vốn ít. Đây là mô hình cần được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm năm 2010 và 2011, khi dịch bệnh “tai xanh” hoành hành trên đàn heo, anh Trần Đình Hiển (ấp 9, xã An Linh, Phú Giáo, Bình Dương) lại thắng lớn với lợi nhuận gần 1 tỷ đồng từ trại heo của mình nhờ đàn heo không dính dịch bệnh “tai xanh”. Để có được kết quả này, anh Hiển đã áp dụng mô hình nuôi heo trại lạnh. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và là hướng đi bền vững cho người chăn nuôi heo trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên hoành hành như hiện nay.

Thời gian qua, do thời tiết nắng mưa xen kẽ, đêm và sáng có sương mù, độ ẩm cao đã tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng trên cây cao su phát triển.

Mô hình tôm - lúa (1 vụ tôm, 1 vụ lúa) đã khẳng định được tính hiệu quả cũng như tính thích nghi đối với khu vực ven biển ĐBSCL; tiềm năng mỗi năm có thể mở rộng SX lên 200.000 - 250.000 ha, sản lượng đạt khoảng 1 triệu tấn lúa hữu cơ, đặc sản và trên 100.000 tấn tôm sạch phục vụ nhu cầu chế biến XK.