Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến “Bậc Cao”
Ông Lưu Xuân Mộc, ấp Bùng Binh 1, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, là người thành công nhất trong xã về mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” nhờ áp dụng những cải tiến kỹ thuật trong cách nuôi.
Tên gọi nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” do người dân địa phương đặt ra dành riêng cho mô hình nuôi tôm của ông Lưu Xuân Mộc, vì cách nuôi tôm quảng canh cải tiến của ông có nhiều điểm mới.
Cách cải tạo vuông tôm của ông Lưu Xuân Mộc như cách nuôi truyền thống, tức là không ủi đầm mà đào mương như cách nuôi quảng canh cải tiến. Điểm khác là tất cả bờ bao vuông tôm, ông đều dùng tấm cao su tấn xung quanh không cho mọi rò rỉ, giữ được mức nước trên mặt vuông ổn định 0,7 m, dưới mương 1,6 m.
Mật độ thả tôm giống từ 7 đến 10 con/m2, cao hơn mật độ nuôi quảng canh cải tiến thông thường. Sau khi tôm được nuôi gần 2 tháng, ông dùng quạt tạo ô-xy như cách nuôi công nghiệp.
Với cách làm đặc biệt này mà trong 5 năm qua (từ khi bắt đầu nuôi tôm đến nay), vuông tôm của ông đều cho thu hoạch khá. Trong năm qua, ông thu hoạch trên 1,1 tỷ đồng trong một vụ nuôi tôm với diện tích 2 ha, trừ chi phí ông còn lãi trên 450 triệu đồng, năng suất bình quân 6 tấn/ha.
Riêng trong năm 2011, ông thu hoạch tôm năng suất đạt 7,5 tấn/ha, cao hơn nhiều so với tôm nuôi công nghiệp. Vì có một số cải tiến trong cách nuôi mà từ trước đến nay ông chưa thất bại vụ nào.
Ông Nguyễn Minh Trí, Chủ tịch UBND xã Hoà Tân, cho biết: “UBND xã đã chỉ đạo nhân rộng mô hình của ông Lưu Xuân Mộc trong toàn xã. UBND xã mời trưởng ấp, cũng như hội nông dân các ấp đến để tham quan mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến học hỏi, sau đó về triển khai lại cho bà con nông dân để thực hiện trong thời gian tới”
Trong năm 2013 này, ông Mộc thả nuôi tôm với diện tích 5 ha theo hình thức quảng canh cải tiến. Trong đó, có 2 ha tôm nuôi trên 3 tháng, đạt khoảng 70 con/m2 đang phát triển tốt, hứa hẹn vụ nuôi này chắc chắn sẽ thành công.
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” của ông Lưu Xuân Mộc nguồn đầu tư ít, rủi ro thấp, phù hợp với nhiều nông dân có đất nhưng vốn ít. Đây là mô hình cần được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.
Trong sản xuất vụ hè-thu năm nay, với tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh trên 23.000 ha, nhờ thời tiết diễn biến có chiều hướng tương đối thuận lợi, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã triển khai thực hiện các mô hình, dự án sản xuất mới và chuyển tiếp từ năm trước.
Theo phòng NN và PTNT huyện Sơn Dương, từ nguồn kinh phí của Nhà nước, năm 2011, huyện triển khai thực hiện Dự án phát triển cây rau vụ đông tại 7 xã với tổng diện tích trên 76,5 ha, gồm: Xã Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Vĩnh Lợi, Sơn Nam, Chi Thiết và thị trấn Sơn Dương.