Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Chứa Ở Vĩnh Thạnh (Bình Định)
Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã triển khai mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng trên hồ chứa Bình Định, với quy mô 90 m3 lồng và 2 hộ tham gia. Mô hình được hỗ trợ 100% chi phí cá giống và 50% thức ăn. Kích cỡ cá giống ban đầu là 25 g/con, mật độ thả 80 con/m3.
Các hộ tham gia mô hình được cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định hướng dẫn kỹ thuật từ khâu chuẩn bị lồng nuôi đến khâu chăm sóc quản lý cá trong từng giai đoạn sinh trưởng. Sau 4 tháng thả nuôi tỷ lệ sống của cá đạt bình quân 82%, trọng lượng bình quân 0,5 - 0,6 kg/con. Giá bán hiện tại là 40.000 đồng/kg, tổng thu của mô hình là 120 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, mô hình thu được lãi ròng 28 triệu đồng.
Các chủ hộ nuôi cá lồng trên hồ cho biết, với thời gian nuôi 4 tháng/vụ, từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm, bà con có thể bố trí nuôi được 2 vụ cá trong một năm. Nguồn thức ăn đầu vào cho cá nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm đều do các thương lái cung ứng và tiêu thụ, đã giúp bà con yên tâm phát triển sản xuất.
Được biết, từ năm 2009 - 2011, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thạnh thực hiện 5 mô hình chuyển giao kỹ thuật nuôi cá lồng (chủ yếu là cá điêu hồng) trên hồ chứa. Tổng thể tích lồng nuôi là 538 m3 với 9 hộ dân được trực tiếp tham gia mô hình. Tổng thu từ các mô hình này mang lại hơn 1 tỷ đồng, lãi ròng hơn 300 triệu đồng.
Ông Lê Kim Quốc cho biết, tổng diện tích mặt nước hồ Định Bình theo thiết kế là 1.380 ha, lưu vực quanh hồ 1.040 km2 rừng tự nhiên là nguồn cung cấp chất hữu cơ duy trì trạng thái giàu dinh dưỡng lâu dài giúp phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ. Tiềm năng nuôi cá lồng trên hồ Định Bình là rất lớn, mở ra hướng làm ăn mới, giúp bà con nông dân ven hồ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, để phát triển bền vững cần phải tính toán quy mô cho hợp lý để đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường trong khu vực hồ, đồng thời không phá vỡ cảnh quan khu vực lòng hồ, cùng với đó là việc tìm kiếm tạo thị trường đầu ra cho sản phẩm được ổn định.
Hiện nay UBND huyện Vĩnh Thạnh đang có kế hoạch quy hoạch phát triển nghề nuôi cá lồng ở địa phương, tận dụng tối đa lợi thế mặt nước của Hồ chứa Định Bình; ngoài ra huyện cũng đang đề nghị các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, khảo sát điều kiện sinh thái tại khu vực các hồ chứa thủy lợi hiện có trên địa bàn như Hòn Lập, Hà Nhe, để mở rộng nghề nuôi cá lồng nhằm giúp bà con nông dân phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Gia đình anh Phạm Văn Bình ở thôn Tân Lập (xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, Dak Lak) có 5 sào đất trồng cà phê. Qua tìm hiểu tư liệu thông tin và được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây cà phê do Hội Nông dân tổ chức, năm 2006, anh quyết định mua 30 cây bơ ghép về trồng thử nghiệm trên rẫy. Kết quả cây bơ lớn nhanh, đồng thời tạo điều kiện cho cây cà phê thêm xanh bởi cây bơ che bóng mát và giữ độ ẩm đất tốt, nhất là vào các tháng mùa khô.
Suốt 3 năm thử nghiệm mô hình nuôi cá chiên nơi nước tĩnh, ông Chu Đức Minh, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã thành công ngoài mong đợi...
Mô hình nuôi gà thả vườn, đồi quy mô lớn đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của người dân, nuôi thả vườn phải có đất rộng, cây cối um tùm để gà tha hồ chạy nhảy. Song thực tế cho thấy kiểu nuôi đó còn bất cập.