Triển Khai Trồng Rừng Bằng Cây Keo Tai Tượng
Năm 2011, từ nguồn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông 2 huyện Yên Sơn và Hàm Yên triển khai thực hiện mô hình trồng rừng thâm canh cây keo tai tượng với diện tích 85 ha tại 3 xã là: Nhữ Hán, Tân Long (Yên Sơn) 41 ha; Hùng Đức (Hàm Yên) 44 ha, có 76 hộ gia đình tham gia với tổng kinh phí thực hiện trên 400 triệu đồng.
Với hình thức Nhà nước hỗ trợ 100% cây giống và 50% phân bón, số còn lại do người dân tham gia mô hình sẽ tự đầu tư. Để mô hình đạt kết quả cao, ngay từ khi bắt đầu triển khai, Trung tâm khuyến nông đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với UBND các xã lựa chọn địa điểm, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, bón phân và chăm sóc, đồng thời cung ứng 155.210 cây keo giống và hơn 13 tấn phân bón cho các hộ tham gia. Hiện nay, các hộ đã trồng xong và đang chăm sóc năm thứ nhất. Giống keo tai tượng trên sau khi trồng từ 8-10 năm sẽ bắt đầu cho khai thác, ước tính khi thu có giá trị trung bình đạt từ 100 -120 triệu đồng/ha. Toàn bộ sản lượng cây trồng người trồng sẽ được hưởng lợi.
Có thể bạn quan tâm
2 năm gần đây, gia đình anh Nguyễn Ngọc Vinh - chuyên làm cá giống ở xóm 7, xã Phú Xuyên (Đại Từ - Thái Nguyên) đã tận dụng mặt nước thả thêm ba ba, cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.
Mỗi năm huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 10.000 nông dân sản xuất giỏi các cấp. Nhiều hộ nhờ cần cù, chịu khó, áp dụng tốt khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chăn nuôi và thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con, đã trở nên giàu có. Ông Nguyễn Văn Thượng ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân là một điển hình.
Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp người dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Định Hoá (Thái Nguyên) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá trắm cỏ bán thâm canh, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.