Trị Ruồi Đục Trái Hiệu Quả

Mới đây, nhiều nhà vườn trồng vải thiều, na (mãng cầu ta), nhãn, mận, ổi, xoài hay nông dân trồng khổ qua, dưa leo, bầu bí, đậu ở các tỉnh miền Bắc như: Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Yên Bái và một số tỉnh phía Nam: Đồng Nai, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang phản hồi sau quá trình sử dụng bẫy ruồi đục trái bằng thuốc Flykil 95EC thu nhận hiệu quả rất khả quan. Thời kỳ cho trái tới thu hoạch đạt phẩm chất trái ngon, tỉ lệ bị ruồi đục phá giảm xuống mức rất thấp, không đáng kể. Đặc biệt Flykil có hàm lượng chất dẫn dụ cao, thời gian sử dụng lâu tới 20-30 ngày, dễ sử dụng và đảm bảo an toàn nông sản, không ảnh hưởng sức khỏe cho người và súc vật.
TS Trần Văn Hai, Bộ môn BVTV Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ dẫn giải, Flykil là thuốc có chứa hoạt chất Methyl Eugenol – chất hấp dẫn ruồi đực và Naled là chất xông hơi cùng với chất phụ gia. Thuốc này được pha trộn sẵn, dễ dùng đặt vào bẫy để dẫn dụ và loại bỏ ruồi đực để không gây hại trái. Dùng loại thuốc này muốn đạt hiểu quả phải bố trí bẫy theo sơ đồ có khoảng cách hợp lý trong vườn và phải đặt đồng loạt. Hiện nay trên thị trường Flykil là một trong ba chế phẩm sinh học thương mại dùng để dẫn dụ ruồi đực. Đây là phương pháp an toàn môi trường, có thể thay thế phun xịt thuốc BVTV.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, nhờ thời tiết tương đối thuận lợi cho việc vươn khơi bám biển, nên sản lượng khai thác thủy sản của ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt hơn 16.170 tấn, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khai thác cá ngừ đại dương đạt hơn 470 tấn, tăng gần 3,5%.

Theo chân ông Chu Văn Báo, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), qua chợ vải thiều những ngày cuối vụ, cảnh mua bán đã không còn tấp nập như vài ngày trước. Người viết muốn tìm mua một chùm vải thiều VietGap loại 1 để thưởng thức cũng thật khó, bởi thương lái đã bao tiêu toàn bộ lượng vải ở chợ cho đến cuối vụ.

Thời gian gần đây, cụm từ chuyển đổi đất sản xuất lúa vụ 3 (lúa thu đông) sang trồng màu đã không ít lần được một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhắc đến. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: “chuyển sang trồng màu, ai lo đầu ra cho nông dân?