Giá / Tin thủy sản

Trị rận biển trên cá hồi

Trị rận biển trên cá hồi
Tác giả: Tường Vi
Ngày đăng: 29/05/2020

Rận biển đang hình thành sự kháng thuốc và việc sử dụng hóa chất dần trở nên không còn hiệu quả, cần tìm các phương pháp mới cho kết quả tốt hơn.

Rận biển là nguyên nhân gây chết khoảng 39% số lượng cá hồi mỗi năm.

Cá hồi là loài cá nước lạnh thuộc họ Salmonidae được nuôi phổ biến và có nhu cầu tiêu thụ cao trên thế giới, đóng góp lớn vào sản lượng cá nuôi, chiếm khoảng US$10 tỷ hằng năm. Trong đó Na Uy là đất nước sản xuất khoảng 33% cá hồi nuôi trên thế giới và Chile sản xuất 31%. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn của nghề nuôi cá hồi gây ảnh hưởng nghiêm trọng là việc phòng trừ và đối phó với loài rận biển.

Rận biển, đặc biệt là Lepeophtheirus salmonis và nhiều loài Caligus, gồm cả C.clemensi và C.rogercresseyi là loài kí sinh trên da cá, chúng ăn chất nhầy, hút máu của vật chủ, làm suy giảm hệ miễn dịch và khiến cá dễ bị bệnh hơn, có thể gây chết hàng hoạt trên cả cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên. Rất khó để có thể ngăn chặn sự xâm nhập của rận biển vào cá hồi nuôi vì rận biển luôn tồn tại trong môi trường biển. Rận biển là nguyên nhân gây chết khoảng 39% số lượng cá hồi mỗi năm.

Ba giai đoạn lột xác của rận biển trên cá hồi.

Một phương pháp phổ biến được sử dụng để trị rận biển trên cá hồi là sử dụng hóa chất Emamectin Benzoate và Teflubenzuron trộn vào thức ăn. Sau khi tiêu hóa, thuốc được hấp thụ vào mô của cá hồi và truyền đến để tiêu diệt rận biển. Trong đó Emamectin Benzoate có thành phần từ thuốc trừ sâu và Teflubenzuron cũng là thành phần của một số thuốc bảo vệ thực vật. Một nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng hóa chất để trị rận biển không thực sự là một phương pháp có hiệu quả, việc giết chết rận biển nhưng không gây ra tác động xấu đến cá hồi là hoàn toàn khó kiểm soát. Cùng với đó, việc sử dụng hóa chất gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái biển và sức khỏe con người. 

Tuy nhiên, rận biển đang hình thành sự kháng thuốc, và việc sử dụng hóa chất dần trở nên không còn hiệu quả. Mới đây, một tập đoàn nghiên cứu của Scotland đang phát triển một phương pháp sử dụng dữ liệu di truyền để tạo ra một kĩ thuật mới, giúp chọn lọc cá hồi có khả năng kháng bệnh rận biển tự nhiên,  tiết kiệm chi phí và tạo ra các tính trạng mang lại hiệu quả kinh tế. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng ít hơn gen chỉ thị để đoán gen kháng bệnh, phương pháp này chủ yếu tập trung vào sự thay đổi ở một vị trí đặc trưng trong hệ gen của cá hồi. Ngoài ra, phương pháp này giúp các nhà lai tạo giống nhân giống cá hồi có khả năng kháng kí sinh trùng và các bệnh khác.

Cùng với đó, việc sử dụng cá hàng chài và cá vây tròn ăn rận biển để tăng hiệu quả giảm thiểu sự có mặt của rận biển trong môi trường nuôi là cần thiết, tuy nhiên những loài này thường dễ bị bệnh đục thủy tinh thể (ít nhất 60%), làm giảm khả năng nhìn và bắt mồi. Và cũng theo, giảm sự cân bằng trong mật độ dinh dưỡng mang tính quyết định việc tránh các bệnh về mắt cho cá. Lưu ý đảm bảo điều kiện sống tốt để chúng phát huy tối đa nhiệm vụ “vệ sinh”, giúp cá hồi hạn chế bệnh rận biển kí sinh, đạt chất lượng cao và tiết kiệm chi phí cho người nuôi cá hồi.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi và ương cá nước ngọt mùa hạn mặn tại Tiền Giang Nuôi và ương cá nước ngọt mùa hạn mặn tại Tiền Giang

Trong mấy chục năm gần đây chưa có năm nào hạn mặn lại nặng nề như năm nay. Nguyên nhân có thể do mùa mưa năm trước lượng mưa không nhiều

29/05/2020
Một số khuyến cáo khi nuôi cá lồng bè trước mưa giông lớn ở miền Bắc Một số khuyến cáo khi nuôi cá lồng bè trước mưa giông lớn ở miền Bắc

Các đối tượng cá nuôi trong lồng bè phổ biến tại những tỉnh phía Bắc hiện nay là cá trắm cỏ, cá chép, cá rô phi, cá diêu hồng, cá lăng, cá chiên…

29/05/2020
Bảo quản cá chuối hoa đông lạnh bằng hạt nho? Bảo quản cá chuối hoa đông lạnh bằng hạt nho?

Bổ sung chiết xuất hạt nho ngăn cản một số vi khuẩn có phát sinh trong cá khi đông lạnh, được xem như một chất bảo quản tự nhiên tốt trong bảo quản cá phile.

29/05/2020