Trang Trại Nuôi Vịt Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học

Tích lũy kinh nghiệm bằng thâm niên nuôi vịt chạy đồng rồi sang nuôi vịt thịt, nuôi vịt sinh sản nhốt tại chỗ, ông Võ Văn Vân ở ấp Mỹ Tây, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã chuyển sang nuôi vịt giống theo hướng an toàn sinh học và mở thêm lò ấp trứng.
Sau trận dịch cúm gia cầm, ông Vân đã chuyển cơ sở chăn nuôi vịt giống từ huyện Bình Chánh về quê nhà tại ấp Mỹ Tây, xã Mỹ Lệ. Hiện nay, ông Vân chia trang trại của mình thành hai phần: một trại chuyên nuôi vịt giống theo mô hình an toàn sinh học và một trại đặt máy ấp vịt, xung quanh và thiết kế ao cá, hồ nuôi ba ba và trồng cây ăn trái. Trang trại được bố trí ngoài đồng ruộng, tách biệt khu dân cư vài trăm mét.
Số lượng vịt giống đang nuôi ở trang trại là 1.500 con và số lượng nuôi vệ tinh khu vực lân cận trên 1.000 con. Giống vịt ông chọn nuôi mấy năm qua là vịt giống của công ty và của trại VIGOVA (Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi) và hiện nay ông cũng là thành viên trong nhóm thực hiện “Mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học” của đơn vị này.
Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi, ông cho biết: để giữ chữ tín chất lượng nên ông phải chọn con giống bố mẹ đầu dòng có nguồn gốc rõ ràng, và chuồng trại nuôi phải sạch sẽ, vệ sinh định kỳ, sử dụng thức ăn chủ yếu của công ty và cho uống nước lọc sạch, thường xuyên tiêm chủng vắc-xin theo định kỳ và có thú y viên theo dõi… Cứ 100 con mái thì ông nuôi 15 con trống, tỉ lệ trứng đậu đạt trên 80%.
Ông Vân cho biết thêm, với cách nuôi an toàn và chăm sóc vịt cẩn thận nên trang trại được cấp giấy chứng nhận con giống sạch bệnh. Vịt giống của ông chủ yếu ấp bán theo đơn đặt hàng nhiều tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Đồng Nai… Tuy nhiên, từ sau khi bị dịch cúm gia cầm đến nay và thời gian gần đây do ảnh hưởng của giá thức ăn tăng vọt, ông giảm lượng ấp trứng hơn phân nữa so với lúc trước, bình quân 5 ngày ấp bán từ 3.000-5.000 con. Và ông chỉ tăng số lượng trứng ấp khi đồng lúa gần thu hoạch.
Thú y viên xã Mỹ Lệ - Võ Văn Nghiêm cho biết thêm, ông thường xuyên theo dõi tiêm chủng định kỳ đàn vịt và nhận thấy trang trại nuôi vịt giống của ông Vân thực hiện đúng công tác phòng chống dịch bệnh. Vì vậy, trang trại nuôi hiệu quả và thành công, thu nhập chính từ con giống những năm gần đây có thể kiếm được trên 50 triệu đồng và thu hoạch từ bán cá trên10 tấn/năm cũng kiếm thêm vài chục triệu đồng nữa.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là các loài ong ký sinh được chọn lọc khi thả ra trên đồng ruộng sẽ tìm và đẻ trứng trên các sâu non của loài sâu tơ. Khi trứng nở ra, sâu non của ong ký sinh sẽ tiêu diệt sâu tơ bằng cách ăn hết phần thịt sâu tơ để hoàn thiện vòng đời sống ký sinh của mình là làm nhộng rồi vũ hóa thành ong trưởng thành.

Việc tìm ra những giải pháp để chống khô hạn và sa mạc hóa là vấn đề hết sức bức xúc cho các tỉnh duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, vùng có khí hậu khô hạn và sa mạc hóa cũng có những thế mạnh riêng. Ví dụ như cây nho, cây thanh long, con cừu rất thích hợp phát triển ở những vùng khô hạn như Bình Thuận và Ninh Thuận.

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa. Thành công bước đầu của mô hình đã mở ra cho vùng đất cù lao bốn bề sông nước này một triển vọng mới về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.