Giá / Mô hình kinh tế

Tổng Kết Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Để Triển Khai Đại Trà

Tổng Kết Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Để Triển Khai Đại Trà
Tác giả: 
Ngày đăng: 17/10/2013

Một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành cần tổng kết việc thí điểm để thực hiện trên diện rộng.

Qua hơn 1 năm thực hiện thí điểm, chương trình bảo hiểm nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực, trong đó đã bồi thường thiệt hại cho hơn 4.000 hộ/6.400 hộ bị thiệt hại do thiên tai ở 7 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, với số tiền hơn 280 tỷ đồng, giúp các hộ giảm bớt khó khăn và có kinh phí để tiếp tục tái đầu tư sản xuất vụ tiếp theo.

Tuy nhiên, qua triển khai thí điểm, các địa phương cho biết chính sách bảo hiểm nông nghiệp còn chưa hoàn chỉnh và chưa sát với thực tế. Chẳng hạn, việc Bộ Tài chính nâng mức tỷ lệ phí bảo hiểm nuôi tôm thâm canh khá cao, từ 7,42% lên 9,72%, quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường hoặc từ chối một phần, nếu mật độ tôm thực tế thấp hơn 80% so với mật độ trong giấy chứng nhận bảo hiểm, tôm không đồng nhất về kích cỡ được xác định, nhiều loại độ tuổi cùng nuôi trong một cơ sở nuôi trồng.

Bên cạnh đó, tháng 7/2013, Bộ Tài chính tiếp tục nâng mức phí bảo hiểm đối với tôm từ 9,72% lên 13,73%, gây khó khăn cho những hộ nuôi những vụ trước bị thiệt hại.

Ngoài ra, đơn vị thực hiện chi trả bảo hiểm là Công ty Bảo Việt hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm là chính, lực lượng chuyên trách thiếu và yếu, chưa có kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Một đơn vị khác là Công ty Bảo Minh ban hành quy tắc một số nội dung chưa phù hợp thực tế, nên lúng túng, xử lý chưa phù hợp quy định, gây bức xúc cho người tham gia bảo hiểm. Cụ thể việc ký hợp đồng với người dân trong thời hạn 1 tháng kể từ khi bị thiệt hại nếu đầy đủ hồ sơ, thủ tục phải bồi thường cho người dân, nhưng có những trường hợp bị thiệt hại trên 6 tháng nhưng Công ty vẫn chưa bồi thường…

UBND các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tổng kết, đánh giá để ban hành chính sách ổn định, lâu dài và nhân rộng các địa phương toàn vùng triển khai thực hiện.

Trước mắt, Bộ Tài chính sớm rà soát lại những văn bản đã ban hành có nội dung chưa phù hợp với thực tế địa phương; chỉ đạo các Tổng Công ty Bảo hiểm thực hiện bồi thường đúng theo giá trị hợp đồng và thời gian hợp đồng đã ký với các hộ dân.

Bộ NNPTNT tiếp tục sửa đổi, bổ sung Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/6/2011 theo hướng các hộ tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan địa phương nơi thí điểm bảo hiểm chứng nhận; sớm ban hành quy trình xét nghiệm bệnh hoại tử gan, tụy cấp trên tôm.


Có thể bạn quan tâm

Câu Mực Tầng Đáy Mở Hướng Thoát Nghèo Câu Mực Tầng Đáy Mở Hướng Thoát Nghèo

Câu mực tầng đáy hiện được xem là nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân khai thác hải sản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mực ống thường sống ở độ sâu gần 100m nước, tập trung nhiều ở vùng nước sâu khoảng 30 - 50m. Một số loài mực khác lại sống ở các vùng biển khơi với độ sâu hơn 100m nước

17/10/2013
Từ Tổ Đội Đến Nghiệp Đoàn Nghề Cá Từ Tổ Đội Đến Nghiệp Đoàn Nghề Cá

Mấy năm gần đây, cụm từ “tổ đội đánh bắt” được bổ sung vào “từ điển” của ngành hải sản. Nó như “cú hích” cho ngành hải sản, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển trong thời khốn khó và đầy bất trắc. Những tổ đội này ban đầu được thành lập ở Đà Nẵng rồi nhân ra Quảng Nam, Quảng Ngãi… và đến nay nhiều địa phương miền Trung áp dụng như một điển hình trong hoạt động đánh bắt xa bờ.

17/10/2013
Cần Cảnh Giác Với “Tôm Sạch Bệnh” Cần Cảnh Giác Với “Tôm Sạch Bệnh”

Con giống sạch bệnh được người nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau hướng đến, nhất là ở mô hình nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, người nuôi tôm còn chủ quan đối với con giống có thương hiệu sạch bệnh, đã qua kiểm dịch nên dịch bệnh vẫn xảy ra

17/10/2013