Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Lúa Năm 2013 Ở Bắc Ninh

Năm 2012, được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh xây dựng mô hình nuôi cá lúa trên diện tích 4 ha với 12 hộ tham gia. Đầu tháng 7/2012, Trung tâm chuyển 112.000 con cá rô đồng, 24.000 con rô phi, 8500 con cá mè, 25.500 con cá chép VI giống cho các hộ nuôi. Cá giống khỏe mạnh đồng đều.
Với cá rô đồng, sau hơn 5 tháng nuôi( cuối tháng 12/2012 ) các hộ tiến hành thu hoạch để tránh đông, còn cá rô phi, cá ghép nuôi tiếp đến tháng 4/2013 cho thu hoạch toàn bộ. Sau hơn 9 tháng thực hiện, mô hình cá rô phi là chính đạt năng suất 6,3-6,7 tấn/ha, hiệu quả kinh tế hơn 50 triệu đồng/ha; mô hình nuôi cá rô đồng là chính đạt năng suất 10-10,5 tấn/ha, cho hiệu quả kinh tế 77- 88 triệu đồng/ha.
Theo ý kiến của các hộ tham gia mô hình, nuôi cá lúa phải rút ngắn thời gian nuôi, nên giai đoạn đầu cho cá ăn thức ăn đảm bảo dinh dưỡng và đủ về số lượng nhằm rút ngắn thời gian nuôi, thời gian thu hoạch cá sớm hơn, giá bán cao hơn. Do khả năng chịu rét của cá rô đồng kém, thời vụ thả muộn nên ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá, do vậy hiệu quả kinh tế mà mô hình mang lại chưa cao. Để nuôi cá rô đồng đạt hiệu quả cần chủ động được nguồn giống có chất lượng và nên thả sớm vào tháng 3-tháng 4 dương lịch.
Mô hình nuôi cá lúa rất dễ áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nên đã được nhiều hộ nông ngư dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan học tập. Sau khi mô hình kết thúc sẽ tuyên truyền nhân rộng cho những vùng có tiềm năng phát triển cá lúa và dự kiến sẽ mở rộng được 50 ha và đến năm 2015 diện tích nuôi cá lúa có thể tăng thêm 30% so với hiện tại. Đề nghị các ngành liên quan có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho người nuôi trồng thủy sản nhằm tạo phong trào nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh phát triển hơn.
Có thể bạn quan tâm

Tại huyện Duyên Hải (Trà Vinh) từ đầu năm đến nay có gần 200 hộ nuôi cá chẽm, tập trung nhiều ở các xã Hiệp Thạnh, Long Khánh và Long Vĩnh.

Xây dựng và phát triển mô hình trồng nấm một cách vững chắc, góp phần đa dạng về chủng loại là dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu tại tỉnh Hậu Giang” đang hướng tới.

Người Dao đến định canh, dựng nhà lập thành bản Nà Màu ở lưng chừng núi cao trên 1.600m nằm ven sườn núi cao Tây Côn Lĩnh(cao trên 2.300m so mực nước biển) đã nhiều đời nay.