Giá / Mô hình kinh tế

Tốn 2 Giờ/ngày, Lãi 5 Triệu Đồng/tháng Từ Nuôi Thỏ

Tốn 2 Giờ/ngày, Lãi 5 Triệu Đồng/tháng Từ Nuôi Thỏ
Tác giả: 
Ngày đăng: 11/03/2012

Rành việc nuôi thỏ đã lâu, nhưng trước đây ông Đỗ Lần - Chủ tịch Hội ND xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, Đăk Nông chỉ nuôi để ăn và cho đỡ buồn. Năm 2011, thấy thị trường có nhu cầu lớn, ông bắt đầu có ý tưởng nuôi thỏ để bán.

Ban đầu, ông chỉ nuôi một cặp thỏ giống. Đôi thỏ bố mẹ sinh sản đến đâu, ông bán đến đó và tiếp tục mua thêm giống về nuôi. Sau một năm, bằng cách làm này, ông Lần đã có 30 con thỏ giống và hơn 200 thỏ con, thỏ thịt.

Theo tính toán của ông Lần, hiện mỗi tháng ông thu trên 5 triệu đồng lãi từ nuôi thỏ. Trong khi đó, mỗi ngày ông chỉ cần bỏ ra khoảng 2 giờ chăm sóc chuồng thỏ của mình. "Nuôi thỏ chẳng có gì khó, chỉ cần làm đúng kỹ thuật.

Thỏ có 3 bệnh chính là bại huyết, cầu trùng và ghẻ, nhưng tất cả các bệnh trên đều có thuốc ngừa rất hiệu quả. Mỗi năm, một con thỏ chỉ cần khoảng 10.000 đồng tiền chích ngừa là bảo đảm không có bệnh tật gì.

Một điều quan trọng khác cần chú ý khi nuôi loài gia súc này là tuyệt đối không để chúng quan hệ cận huyết. Bởi làm như thế giống thoái hóa rất nhanh. Chỉ cần làm đúng kỹ thuật trên cộng với việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thì nhất định sẽ thành công" - ông Lần cho hay.

Cũng theo ông Lần, với giá thỏ như hiện nay, một công lao động nuôi thỏ (làm việc 8 giờ/ngày) có thể thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng. Người nuôi không cần phải có nhiều vốn, bởi thỏ sinh sản rất nhanh nên việc gây đàn không khó. Điều thuận lợi nữa là hiện ở Đăk Nông nói riêng, kể cả thỏ giống và thỏ thịt, cung không đủ cầu nên nông dân hoàn toàn yên tâm về đầu ra.

Vốn thích loài động vật này, nên nhiều năm qua, ông Lần đã tìm đọc hầu hết các sách hướng dẫn việc nuôi thỏ. Cộng với kinh nghiệm có được từ nhà mình, ông Lần đã soạn ra một "giáo án" rất đầy đủ, ngắn gọn về kỹ thuật nuôi thỏ.

Với vai trò là cán bộ Hội, ông đứng ra tập huấn miễn phí cho hơn 30 hộ nuôi thỏ trong xã. Đồng thời qua các chuyến công tác tại cơ sở, ông Lần cũng hướng dẫn cho hơn 100 hộ đang nuôi thỏ. Ngoài ra, bất cứ ai đến mua thỏ giống, ông Lần đều phát cho một bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi và sẵn sàng đến tận nơi hướng dẫn nếu có nhu cầu, tất cả đều miễn phí…


Có thể bạn quan tâm

Một Nông Dân Thuần Hóa Gà Rừng Một Nông Dân Thuần Hóa Gà Rừng

Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.

11/03/2012
Nhờ Định Danh Sinh Vật Lạ Nhờ Định Danh Sinh Vật Lạ

Ông Đỗ Chí Sĩ-Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, cho biết: Vừa gởi báo cáo bước đầu với UBND tỉnh Cà Mau về kết quả thu mẫu tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở Bồ Đề (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).

11/03/2012
Xây Dựng Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Trong Vườn Cây Lâu Năm Xây Dựng Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Trong Vườn Cây Lâu Năm

Ngày 8-11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” do bà Lê Mỹ Hạnh làm chủ nhiệm.

11/03/2012