Giá / Mô hình kinh tế

Tôm Tít Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan

Tôm Tít Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan
Tác giả: 
Ngày đăng: 11/05/2012

Hơn một tháng nay tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Tôm tít xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với việc nuôi trồng thủy sản và môi trường trong đầm, rất cần các cơ quan chuyên môn vào cuộc.

Thời gian gần đây, ngư dân làm nghề đăng, chấn, lưới ở khu vực đầm Ô Loan bắt được nhiều tôm tít. Sự xuất hiện bất thường của loài thủy sản này khiến ngư dân ở năm xã sống quanh đầm lo lắng, vì sản lượng các loài thủy sản khác ngày càng giảm, trong khi tôm tít lại xuất hiện nhiều. Ông Nguyễn Văn Thành, 60 tuổi ở thôn Tân Long, xã An Cư cho biết ông làm nghề chấn hơn 20 năm, chưa bao giờ bắt được nhiều tôm tít như hiện nay. Bình quân mỗi đêm bắt khoảng 7 - 10 kg, cá biệt có đêm bắt đến 15 kg tôm.

Theo ngư dân ở đây, tôm tít sống chủ yếu ở hang và các kẽ đá, đến mùa động (mùa mưa bão) tôm mới rời hang tìm thức ăn. Thức ăn của tôm tít là các loại thủy sản có trọng lượng hơn nó 5 - 7 lần. Ông Trần Quang Hưng ở xã An Hòa, cho biết: “Tôm tít bắt được chỉ cỡ 90 đến 120 con/kg. Những loại lưới sử dụng cước mảnh bị tôm cắn rách, người làm nghề phải tốn rất nhiều công để vá lưới, trong khi giá mỗi ký tôm chỉ 15.000 đồng. Đang vào mùa khai thác cua, ghẹ, tôm đất và các loài cá khác trong đầm, nhưng sản lượng rất ít. Không biết sự xuất hiện của tôm tít có làm ảnh hưởng đến các loài thủy sản khác hay không?”.

Ông Trần Sáu, Phó phòng NN-PTNT huyện Tuy An cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan. Loại tôm này xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với nuôi trồng thủy sản và môi trường nước trong đầm thì địa phương không đủ khả năng để nhận định. Vấn đề này rất cần các cơ quan chuyên môn nghiên cứu và đánh giá. Hiện môi trường nước trong đầm đang suy giảm, độ mặn chỉ khoảng 15 phần ngàn, thấp hơn so với các năm trước 10 phần ngàn. Nguyên nhân là do cửa biển Tân Quy bị bồi lấp, chính vì vậy mà nhiều loài thủy sản có giá trị và đặc trưng của đầm không phát triển”.

Có thể bạn quan tâm

Làm Gì Để “Vực” Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Quảng Trị? Làm Gì Để “Vực” Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Quảng Trị?

Bao đời nay đời sống của người dân tại các vùng ven biển Quảng Trị nói chung và xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong nói riêng chủ yếu dựa vào nghề biển. Từ năm 2008, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng rộ lên với nhiều gia đình trúng tiền tỷ từ con tôm thì giấc mơ đổi đời từ tôm đã có sức hút mạnh mẽ đối với người dân. Nhiều gia đình đã bỏ nghề đi biển để đầu tư tiền bạc, công sức vào nuôi tôm. Tuy nhiên, phần lớn người nuôi tôm cũng chỉ trúng vài vụ đầu, đến nay do dịch bệnh tràn lan đã khiến hàng trăm hộ gia đình nơi đây lâm vào cảnh nợ nần.

11/05/2012
Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định

Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.

11/05/2012
Giàu Lên Từ Trang Trại Chăn Nuôi Heo Siêu Nạc Ở Dak Lak Giàu Lên Từ Trang Trại Chăn Nuôi Heo Siêu Nạc Ở Dak Lak

Từng gắn bó với cây cà phê hơn 15 năm nhưng nhìn đi nhìn lại số tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải các chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học, có lúc còn rơi vào cảnh nợ nần khi giá cà phê xuống thấp. Sau nhiều lần trăn trở, bàn tính, năm 2006, vợ chồng anh Nguyễn Gia Thiện ở thôn 9 (xã Ea Riêng, huyện MDrak, tỉnh Dak Lak) quyết định chuyển đổi hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo siêu nạc.

11/05/2012