Giá / Mô hình kinh tế

Tôm Thẻ Chân Trắng Sẽ Lấn Áp Tôm Sú

Tôm Thẻ Chân Trắng Sẽ Lấn Áp Tôm Sú
Tác giả: 
Ngày đăng: 13/12/2012

Nếu như kế hoạch vụ nuôi năm 2012 tỉnh Sóc Trăng dự kiến sẽ có khoảng 2.000 ha nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng diện tích thả nuôi đến trung tuần tháng 9 đã vượt lên hơn 4.300 ha.

Sau đợt đầu thả nuôi bị thiệt hại, diện tích thả lấp lại lần 2 lần 3 tăng lên đột biến, diện tích nuôi tôm thẻ đã vượt tầm kiểm soát của ngành Nông Nghiệp. Diện tích này sẽ còn tăng rất cao, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, thực trạng này sẽ là vấn đề đặt ra cho ngành Nông nghiệp trong mùa vụ mới.

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm bùng phát thất thường, thì nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ rút ngắn thời gian nuôi, chỉ cần sau 1,5 tháng chăm sóc dù có thiệt hại người nuôi vẫn không bị thua lỗ; mặt khác người nuôi xác định môi trường ao nuôi xuống cấp, tôm thẻ sẽ ít bị ảnh hưởng hơn vì khác với tôm sú, tôm thẻ không sống ở tầng đáy, nên ít bị nhiễm bệnh, đặc biệt là vào mùa mưa. Năm 2012, các công ty đầu tư mô hình thí điểm nuôi theo quy trình an toàn dịch bệnh đều chọn đối tượng tôm thẻ chân trắng và thành công khá cao.

Bên cạnh đó, những ao thả nuôi tôm sú bị thiệt hại, khi chuyển sang nuôi tôm thẻ mức độ thiệt hại thấp hơn do vậy mà bà con tập trung cho đối tượng này; ngoài ra, mức chi trả bồi thường bảo hiểm đối với tôm thẻ cũng cao hơn tôm sú. Người nuôi bắt đầu có suy nghĩ tôm thẻ chân trắng thì nguy cơ thua lỗ thấp hơn tôm sú. Ông Trần Văn Thơ ở Xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ cho biết: “Từ năm 2012 thì ở ấp Vĩnh B có trên 10 hộ nuôi với diện tích trên 20 ha. Theo đánh giá chung thì tôm thẻ có thành công hơn con sú, tỉ lệ nuôi đến thu hoạch cao hơn. Tình hình chung cho thấy, tôm thẻ ít ngày nuôi, tránh được bệnh vì thời gian nuôi chỉ hơn 2 tháng, còn tôm sú thì thời gian nuôi quá dài, môi trường, thời tiết… khó nuôi thành công, năm 2013 có lẽ diện tích nuôi thẻ tăng nhanh”.

Người nuôi tôm vẫn còn lưỡng lự khi chọn đối tượng thả nuôi khi mùa vụ mới sắp đến. Vẫn chưa có sự so sánh thực tế mức độ thiệt hại giữa tôm thẻ chân trắng với tôm sú, cần có một thống kê chính xác và có cơ sở khoa học để khuyến cáo đến người nuôi. Ông Võ Thành Châu ở xã Gia Hòa 2 cho biết: “Nếu nhà nước có quy hoạch lại tôi vẫn nuôi tôm sú chứ không nuôi tôm thẻ, Mười mấy năm nay rồi, tôi vẫn nuôi sú, còn tôm thẻ thấy vậy chớ không dễ đâu”. Ông Nguyễn Văn Sáu ở phường Vĩnh phước, thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Theo tôi thì tôi vẫn theo con tôm sú vì nuôi thẻ dân mình chưa có nhiều kinh nghiệm, điều kiện môi trường nước vẫn chưa bảo đảm”.

Tôm thẻ chân trắng đã và sẽ lấn áp tôm sú là chuyện không tránh khỏi. Tình trạng khan hiếm con giống, thị trường đầu ra của tôm thẻ, đối phó với dịch bệnh,… sẽ là điều mà người nuôi tôm cùng ngành nông nghiệp phải đối phó trong vụ nuôi năm 2013 và những vụ nuôi tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng Thả 3 Triệu Con Tôm Sú Giống Xuống Sông Hậu Sóc Trăng Thả 3 Triệu Con Tôm Sú Giống Xuống Sông Hậu

Ngày 01/4, tại UBND xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND huyện và các đoàn thể tổ chức míttinh tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhân Ngày truyền thống nghề cá Việt Nam (01/4). Sau buổi míttinh, các cán bộ ngành Nông nghiệp, lãnh đạo huyện và lực lượng đoàn viên thanh niên đã đến xã An Thạnh Nam thả 3 triệu con tôm sú giống xuống sông Hậu.

13/12/2012
Mít Cao Sản Trồng Xen Tiêu - Mô Hình Mới Hiệu Quả Mít Cao Sản Trồng Xen Tiêu - Mô Hình Mới Hiệu Quả

Với quyết tâm tìm hướng đi mới, anh Đào Văn Suốt thôn Tân Hòa - xã Sông Phan là người đầu tiên thử nghiệm mô hình trồng mít cao sản hay còn gọi mít siêu sớm trồng xen tiêu cho hiệu quả cao ở xã Sông Phan - Hàm Tân (Bình Thuận

13/12/2012
Giá Cà Phê Tăng, Nhà Nhập Khẩu Giảm Lượng Mua Giá Cà Phê Tăng, Nhà Nhập Khẩu Giảm Lượng Mua

Giá cà phê trong nước đang ở mức hơn 43 triệu đồng/tấn, tăng trung bình hơn 100.000 đồng/tấn so với mức giá trung bình của tháng 1 và tháng 2, đã làm cho các nhà nhập khẩu cà phê của Việt Nam giảm lượng mua và chuyển hướng sang nhập khẩu ở những thị trường khác.

13/12/2012