Giá / Mô hình kinh tế

Tổ Hợp Tác Trồng Ớt Ở Xã Tam Ngãi

Tổ Hợp Tác Trồng Ớt Ở Xã Tam Ngãi
Tác giả: 
Ngày đăng: 23/06/2013

Trong những năm qua, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân tỉnh Trà Vinh đã thực hiện một cách có hiệu quả, vừa tạo được độ màu mỡ, tơi xốp cho đất và lợi nhuận mang lại cao gấp nhiều lần so với đơn thuần trồng lúa.

Đặc biệt, thời gian gần đây,mô hình trồng ớt dưới chân ruộng lúa đã đem lại hiệu quả cho kinh tế nông hộ. Từ mô hình này đã hình thành nên tổ hợp tác trồng ớt.

Tổ hợp tác trồng ớt ở ấp Giồng Nổi, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được thành lập vào tháng 5/2009. Lúc đầu chỉ có 11 thành viên đến nay, tổ hợp tác đã có 25 thành viên tham gia với diện tích hơn 2,6 ha, bình quân mỗi hộ sản xuất từ 3 đến 5 công đất.

Mô hình tổ hợp tác trồng ớt ở địa phương được thành lập nhằm mục đích giúp cho các hộ nông dân có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Tổ đã thường xuyên liên hệ với ngành chuyên môn tổ chức tập huấn và các hộ cũng có dịp để trao đổi những kinh nghiệm trong sản xuất và lịch thời vụ xuống giống. Ngoài ra, tổ còn tổ chức tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tổ đã nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật của Trung tâm khuyến Nông- khuyến ngư tỉnh Trà Vinh.

Ban đầu, gia đình anh Phạm Văn Hơn có 3 công (1 công = 1000m2) đất trồng lúa không hiệu qua. Anh đã tham gia vào tổ hợp tác và chuyển đổi sang trồng giống ớt sừng trâu F1 châu phi. Thời gian từ lúc trồng đến lúc thu hoạch là 2,5 tháng, gia đình anh thu hoạch hơn 2 tấn quả/công, thu gần 60 triệu đồng tiền lãi. Bằng kinh nghiệm trồng ớt của mình, gia đình anh đã kéo dài thời gian thu hoạch là 6 tháng.

Anh chia sẻ: "Để thời gian thu hoạch kéo dài đến 6 tháng cần chú trọng chăm sóc bộ rễ của cây...”

Gần đó có gia đình anh Phạm Phú Yên cũng tham gia vào tổ hợp tác trồng ớt với 1 công đất. Vụ này anh thu hoạch hơn 2,1 tấn quả/công, sau khi trừ chi phí như màng phủ, công lao động, phân bón, thuốc trừ sâu trên 7 triệu đồng/công, gia đình anh thu khoảng 20 triệu đồng/vụ 3 tháng, cao gấp 10 lần so với trồng lúa.

Anh cho biết: “Khi trồng ớt gia đình tôi có sử dụng màng phủ dem lại nhiều lợi ích như tránh được sâu bệnh, ít hao phân, thuốc trừ sâu...”

Để đảm bảo cho các thành viên trong tổ hợp tác trồng ớt đạt hiệu quả kinh tế cao, tổ thường xuyên duy trì họp mặt các thành viên để đưa ra lịch thời vụ trồng bằng hình thức xoay vòng giữa các hộ trong tổ, tránh tình trạng dội chợ và liên kết với doanh nghiệp ở thành Phố Cần Thơ thu mua toàn bộ sản phẩm,

Anh Huỳnh Văn Giàu, chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè cho biết: “Để tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế gia đình, xã đã vận động bà con chuyển đổi trồng ớt dưới chân ruộng có hiệu quả và thành lập tổ hợp tác trồng ớt. Cùng với sự hỗ trợ về kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông tỉnh, mô hình này đạt hiệu quả khá cao, cho thu nhập gấp 10 lần so với cây lúa. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho tổ hợp tác trồng ớt tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng chính sách cũng như ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn".

Mô hình tổ hợp tác trồng ớt ở ấp Giồng Nổi, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè bước đầu đã mang lại hiệu quả cho kinh tế nông hộ, góp phần giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Đây là một mô hình cần phát huy và nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Cá Ở Vằng Hên (Bắc Kạn) Người Nuôi Cá Ở Vằng Hên (Bắc Kạn)

Tháng 6 về, những người làm báo chúng tôi lại có dịp ngồi với nhau ôn lại những kỷ niệm, những đề tài mà mình thấy ấn tượng, tâm đắc. Qua thời gian một năm tôi vẫn ấn tượng nhất với ông Khiêm - một chủ trang trại cá tầm, cá hồi ở Bằng Phúc, Chợ Đồn (Bắc Kạn) nên quyết định làm cuộc hành trình trở lại trại cá tầm cá hồi ở Vằng Hên.

23/06/2013
Mỗi Ha Ớt Cho Thu Nhập Trên 200 Triệu Đồng Mỗi Ha Ớt Cho Thu Nhập Trên 200 Triệu Đồng

Ngày 20.4, ông Võ Tấn Đại - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Bình Dương (Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết, địa phương đang vào vụ thu hoạch ớt vụ đông xuân 2011- 2012.

23/06/2013
Ồ Ạt Thu Mua Lá Vải Thiều Ồ Ạt Thu Mua Lá Vải Thiều

Yêu cầu thu gom là lá vải thiều khô, tương đối lành lặn, sạch sẽ (lẫn một chút lá nhãn khô cũng được), giá mua là 1.000 đồng/kg. Giá mua vào là 1.000 đồng/kg nên khá nhiều người đến bán. Ngoài người trong xã, có cả người dân các xã lân cận, thậm chí ở huyện Lục Nam, đến bán. Nhiều người cho rằng, lá vải thiều khô chẳng có tác dụng, để lại chỉ làm hỏng vườn, chát đất, nên họ gom đem bán

23/06/2013