Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.
Anh Hệ kể, đầu tiên anh bắt tay vào nuôi gà sao (năm 2009). Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm nên việc nuôi gà sao của anh rất thành công. Cuối năm 2011, anh lại bắt tay vào nuôi kỳ đà. Để nuôi được con vật này, anh phải thường xuyên tìm hiểu thông tin trên Internet và các tài liệu khác học hỏi kinh nghiệm rồi lặn lội khắp nơi tìm mua con giống.
Anh Hệ cho biết, khí hậu nóng ấm tại Bình Dương rất thích hợp nuôi kỳ đà. Nuôi con vật này cũng không tốn kém diện tích, chuồng nuôi kỳ đà rộng khoảng 6m2 có thể nuôi được từ 20 – 30 con. Ngoài ra, thiết kế chuồng trại nuôi kỳ đà cũng rất đơn giản, ít tốn kém. Thức ăn của kỳ đà cũng rất dễ tìm như cóc, ếch, nhái hoặc nội tạng các con vật khác. Nhưng thức ăn phải đảm bảo tươi sống, không ôi thiu để kỳ đà không bị trướng hơi, sình bụng.
Thời gian cho kỳ đà ăn là khoảng 2 ngày cho ăn 1 lần. Nếu kỳ đà được chăm sóc tốt thì mỗi con có thể có trọng lượng trên 10kg, chiều dài có thể từ 2,5 – 3m. Anh Hệ cho biết kỳ đà phát triển nhanh, sau 1 năm có thể xuất chuồng đem bán được. “Trong 1 năm kỳ đà cái có thể đẻ 2 lứa với số lượng từ 15 – 17 trứng mỗi lứa nhưng chỉ có khoảng 35% trứng kỳ đà có thể nở thành con.” Chưa dừng lại ở đó, anh Hệ cho biết hiện anh đang nuôi thử nghiệm một số con cheo. Các con cheo đều đang phát triển rất tốt, Với những con vật nuôi trên, anh Hệ hy vọng khi nuôi thành công sẽ mang lại lợi nhuận cho người nuôi, bởi đối với những loại vật này thì thường có giá cao trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng dự báo trong tháng 3/2013 với nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm xuống thấp, ẩm độ cao... sẽ dễ xuất hiện bệnh rụng lá và bệnh phấn trắng trên hầu hết diện tích cao su của tỉnh Lâm Đồng và có nguy cơ phát triển thành dịch. “Thủ phạm” chính gây bệnh được xác định là do nấm Oidium Haver Hypomyces.

Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông TP.Hà Nội triển khai thí điểm mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện Đan Phượng.