Giá / Tin nông nghiệp

Tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ hè thu

Tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ hè thu
Tác giả: Tiến Thành
Ngày đăng: 25/05/2021

Chủ động ứng phó với nguy cơ nắng nóng kéo dài có thể xẩy ra, Thừa Thiên - Huế yêu cầu các địa phương tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ hè thu 2021.

Thừa Thiên - Huế đang lên những kịch bản ứng phó với nguy cơ nắng hạn kéo dài có thể xẩy ra trong vụ hè thu 2021. Ảnh: Tiến Thành.

Theo Sở NN-PTNT Thừa Thiên - Huế, vụ hè thu 2021, nắng nóng có thể kéo dài, tình trạng thiếu nước có thể xảy ra. Hiện dung tích trữ hiện tại các hồ chứa thủy lợi đạt 70% dung tích thiết kế, hồ chứa thủy điện phổ biến trên 48% dung tích thiết kế.

Do đó, các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống hạn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp. Bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thời vụ gieo trồng phù hợp với khả năng nguồn nước, tránh gieo trồng ở vùng không bảo đảm chủ động về nguồn nước trong cả vụ sản xuất. 

Theo đó, tuỳ thời gian sinh trưởng của từng loại giống và điều kiện thực tế của địa phương để bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp, đảm bảo lúa vụ hè thu trổ tập trung từ 15/7 đến 30/7, phấn đấu thu hoạch xong trước ngày 05/9 để tránh mùa mưa bão.

Nhằm tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra đảm bảo sản xuất có hiệu quả, Sở NN-PTNT đã có hướng dẫn cơ cấu giống và lịch thời vụ gieo trồng một số loại cây trồng chính vụ hè thu 2021. Theo đó, chủ yếu nhóm giống lúa ngắn ngày và cực ngắn, chủ lực là: Khang Dân, TH5, HT1, HN6, ĐT100 (KH1), N87, N97 (nếp)...

Ngành nông nghiệp tỉnh đề nghị các địa phương có phương án sử dụng nước tiết kiệm ngay từ đầu vụ hè thu 2021. 

Để bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh vụ hè thu 2021, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã yêu cầu các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nước vụ hè thu phù hợp với thực trạng nguồn nước. Trong đó, cần lưu ý xác định nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn chi tiết đến từng vùng, khu vực để có giải pháp cụ thể.

Thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ, có kế hoạch phân phối nước hợp lý từ đầu vụ sản xuất và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt để bảo đảm cung cấp đủ cho các nhu cầu thiết yếu cho cả mùa khô năm 2021.

Tỉnh yêu cầu các địa phương, ngành nông nghiệp khẩn trương xây dựng phương án ra quân vớt bèo, nạo vét các hói, kênh rạch bị bồi lấp, sửa chữa các tuyến kênh mương, đê bao hị hư hỏng, triển khai các trạm bơm dã chiến để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho những diện tích lúa đã gieo trồng.

Đồng thời, xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đấy lúa kém hiệu quả, nhất là đối với những vùng cao, gò đồi. 


Có thể bạn quan tâm

Hồ hởi lúa theo hướng hữu cơ Hồ hởi lúa theo hướng hữu cơ

Tại Phú Yên, các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh đang được nông dân hồ hởi đón nhận do có nhiều lợi ích.

25/05/2021
Lúa lai LY2099 tạo ấn tượng mạnh vụ đông xuân Lúa lai LY2099 tạo ấn tượng mạnh vụ đông xuân

Năng suất cao (7 - 8 tấn/ha), sạch bệnh; gạo hạt dài, dẻo thơm ngon, giá cao... Lúa lai LY2099 tiếp tục tạo ấn tượng ở vụ đông xuân 2020 - 2021.

25/05/2021
Cảnh giác sâu bệnh cuối vụ đông xuân Cảnh giác sâu bệnh cuối vụ đông xuân

Đến thời điểm này, lúa đông xuân tại ĐBSH rất sạch bệnh, được mùa, dự kiến thu hoạch rộ từ cuối tháng 5, đầu tháng 6/2021. Tuy nhiên cần cảnh giác sâu bệnh cuối

25/05/2021